Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bộ GTVT tiến hành thanh tra thiết bị giám sát hành trình trên xe oto

Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành thanh tra hộp đen từ quy trình sản xuất, thử nghiệm, tiêu chuẩn, lắp đặt, khai thác... trong năm 2013. 

Từ nay đến hết năm 2013, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải sẽ thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo đảm chất lượng sản phẩm thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) của các tổ chức thử nghiệm thiết bị hộp đen của xe ôtô và các đơn vị cung cấp thiết bị đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn.

Theo đó, Thanh tra Bộ Giao thông sẽ kiểm tra từ quy trình sản xuất, thử nghiệm tiêu chuẩn chất lượng đến các thông số kỹ thuật, tính năng, hiệu quả khả năng khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu hộp đen.

Cụ thể, Thanh tra Bộ Giao thông sẽ tiến hành kiểm tra các đơn vị thử nghiệm và cung cấp hộp đen bao gồm: Viện Đo lường Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ); Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ); Trung tâm Đo lường Chất lượng, Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Quốc phòng); các đơn vị cung cấp thiết bị hộp đen được cấp chứng nhận theo quy chuẩn; các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ký hợp đồng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình với các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình.

Trước đó, tại Chỉ thị số 02 về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng có thừa nhận, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe còn mang tính chất đối phó, việc khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình chưa đạt được hiệu quả theo yêu cầu quản lý; nhiều bến xe thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định trong quản lý hoạt động vận tải tại bến; không báo cáo kịp thời, đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước về tình hình hoạt động và chấp hành quy định của các đơn vị vận tải hoạt động tại bến.

“Những tồn tại nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng dịch vụ vận tải và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe ôtô khách gây ra trong thời gian gần đây,” Chỉ thị 02 nêu rõ.


định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Định vị xe máy bảo vệ tài sản, tăng sự an toàn cho người đi xe

Góp phần bảo vệ tài sản cá nhân, tăng sự an toàn cho người đi xe máy, tham gia chống ùn tắc giao thông… Đó là những tính năng của định vị xe máy XM100 do chàng kỹ sư 28 tuổi Phạm Xuân Diệu thiết kế.
 
Phạm Xuân Diệu bên bàn làm việc của mình - Ảnh: N.T
“Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa năm 2008, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ICDREC, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đã 5 năm...”, đó là thông tin cá nhân mà tôi có thể khai thác được từ chàng trai này.
Thật ra, thiet bi dinh vi xe may cũng không quá lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn là hàng trôi nổi nhập từ Trung Quốc và chưa có sản phẩm nào của người Việt.
Ý tưởng thiết kế hộp đen xe máy “thuần Việt” manh nha đã lâu và được Diệu bắt tay vào thiết kế từ tháng 10.2012. Sau nhiều lần nâng cấp, sửa chữa, gần một năm sau, hộp đen xe máy XM100 mới chính thức được hoàn thiện.
Hiện tại, XM100 đã đưa ra thị trường và nhận được phản hồi khá tốt. Còn Diệu, mỗi ngày vẫn đi về căn phòng trọ 20 m2 ở Thủ Đức, vẫn cơm bụi, và tiếp tục tất bật với những dự án mới của mình…
thiet bi dinh vi, thiết bị giám sát hành trình

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Kiểm tra hộp đen của xe khách tại bến xe miền Đông

Hiệu quả bước đầu trong việc thực hiện Chỉ thị 12 của Chính phủ và Chỉ thị 10 của Bộ trưởng Bộ GTVT về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách kéo giảm TNGT trong kinh doanh vận tải đường bộ đã được khẳng định. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là xây dựng những cơ chế để loại bỏ DN yếu kém, hình thành DN vận tải đủ mạnh. 
 
TTGT kiểm tra hộp đen của xe khách tại bến xe miền Đông
TTGT kiểm tra hộp đen của xe khách tại bến xe miền Đông
Rõ nguyên nhân, cần độ “bền” của giải pháp

Tại buổi giao lưu trực tuyến về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10 của Bộ trưởng Bộ GTVT về các giải pháp ngăn chặn TNGT được Báo Giao thông tổ chức chiều 18/10, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thuấn nhấn mạnh: Trong 3 tháng liên tiếp gần đây, những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm phương tiện tiềm ẩn nguy cơ cao như xe khách, xe container đã giảm, số người chết vì tai nạn đã thấp hơn các tháng trước đó.
 
"Bộ GTVT luôn luôn lắng nghe, chủ động tìm hiểu những khó khăn của các đơn vị kinh doanh vận tải, các sở GTVT địa phương trong quá trình tổ chức triển khai các quy định của pháp luật và có những hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay”.
 
Ông Khuất Việt Hùng
Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT
“Hiện nay, chúng ta đã thống nhất trong việc chỉ ra căn nguyên của TNGT là yếu kém trong công tác quản lý” - ông Thuấn nhấn mạnh. “Nhìn vào nội dung của 2 Chỉ thị, có thể thấy có 3 điểm mới. Đó là việc xác định và chỉ rõ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm ATGT, bất cập trong công tác thực thi công vụ và bất cập trong công tác quản trị doanh nghiệp. Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng đã có một tư duy rất mới, đó là tập trung vào các đối tượng quản lý trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cấp phép luồng tuyến, đăng kiểm…” - ông Thuấn bổ sung. 
Cũng liên quan đến việc thực hiện 2 Chỉ thị này, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khẳng định: Điểm khác biệt lần này là Chính phủ, Bộ GTVT đã xác định được đúng nguyên nhân chính làm gia tăng tai nạn, từ đó có các giải pháp đúng đắn và quan trọng hơn là làm kịp thời, quyết liệt. Các giải pháp được đưa ra đã đi vào cuộc sống và tạo hiệu quả rõ nét. 
 
Nhỏ lẻ, chộp giật sẽ sớm bị đào thải

Cho rằng những doanh nghiệp nhỏ lẻ, làm ăn theo kiểu chộp giật thì chẳng sớm thì muộn cũng sẽ bị loại khỏi “đường đua”, ông Nguyễn Văn Thanh đề nghị cần tiếp tục ban hành những cơ chế đúng đắn để tạo nên những doanh nghiệp vận tải đủ mạnh. 

“Tôi rất mong Bộ GTVT tham mưu Chính phủ đưa ra cơ chế hợp lý để có thể tạo một chuyển biến lớn trong vận tải vì đây chính là thời cơ chín muồi. Đã đến lúc đón cơ chế chính sách mới để nâng tầm DN. Từ cơ chế đúng đắn sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng được những doanh nghiệp đủ mạnh, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ, giảm TNGT” - ông Thanh bày tỏ. 

Hoàn toàn nhất trí với ông Thanh - Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt cho biết: Qua phân tích, các doanh nghiệp lớn, có uy tín thì TNGT xảy ra ít. Tai nạn xe khách thường rơi vào các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, xe khách tư nhân. 

Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải lại cho rằng, điểm mấu chốt là phải giám sát chặt việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp nhỏ, lẻ mà đáp ứng tốt các quy định cũng rất đáng trân trọng và cần khuyến khích. 
 
Ngân Anh
 
Ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An:
Nâng kỹ năng quản lý vận tải 
 
Chỉ thị 12 của Thủ tướng và Chỉ thị 10 của Bộ trưởng Bộ GTVT ra đời rất đúng thời điểm, có tác động mạnh mẽ, quyết liệt đã nâng cao chất lượng công tác vận tải, đảm bảo trật tự ATGT. Chúng tôi cũng sẽ thành lập các đoàn thanh tra về vận tải để kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, tiến tới nâng cao các biện pháp quản lý. Làm sao để ý thức, kỹ năng quản lý kinh doanh vận tải phải được nâng lên, đặc biệt là với đội ngũ lái xe khách. Công tác đào tạo lái xe cũng phải được quản lý tốt hơn. 
 

Ông Lê Trọng Thành - Phó Giám đốc Sở GTVT Ninh Bình:
Thiết bị GSHT đã giúp rất nhiều cho quản lý

Triển khai thực hiện việc tổ chức quản lý vận tải qua thiết bị GSHT tại Ninh Bình đã bước đầu phát huy hiệu quả. Ninh Bình có hơn 920 phương tiện, 100% đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Các đơn vị đã cung cấp quyền truy cập dữ liệu từ thiết bị này cho các đơn vị quản lý dữ liệu tại Sở GTVT và cả các đơn vị bên dưới. Vì thế, chúng tôi dễ dàng theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp vận tải. Do vậy, các vi phạm giao thông và TNGT đã giảm đi đáng kể.
 
Ông Hoàng Hải Bình - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hưng Yên:
Xây dựng dữ liệucập nhật sức khỏe lái xe
 
2 Chỉ thị của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh đến quản lý sức khỏe của người lái xe, yêu cầu phải tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất. Việc kiểm tra sức khỏe người lái xe, trước đây có doanh nghiệp làm, doanh nghiệp không, nay đều phải siết chặt, tăng cường. Câu chuyện kiểm tra sức khỏe lái xe trong 10 năm kể từ khi được cấp bằng lái như thế nào, ai quản lý, ai giám sát thì cần có sự phối hợp của nhiều ngành GTVT, Y tế, Công an… mới làm được. Tôi cho rằng, cần có một hệ thống dữ liệu để cơ quan chức năng có thể cập nhật sức khỏe người lái xe trong 10 năm này.

Ông Hồ Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Mai Linh:
“Không có chỗ cho sự lơ là, mất kiểm soát”

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp vận tải có truyền thống 20 năm, ông Hồ Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Mai Linh khẳng định: Trong vận tải, không có chỗ cho sự lơ là, mất kiểm soát. Xuất phát điểm của Mai Linh là rất thấp. Từ một doanh nghiệp nhỏ với vài chục đầu xe, có được thành công ngày hôm nay là do chúng tôi luôn siết chặt quản lý. Mặc trên người chiếc áo đồng phục của Mai Linh, phải biết quý trọng, chung tay xây dựng thương hiệu Mai Linh, đơn giản bằng cách thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp cũng như chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước. Có như vậy mới có thể phát triển bền vững.

Chủ tịch Mai Linh cũng bày tỏ sự tiếc nuối về vụ TNGT ở Quảng Nam thời gian trước. “Mai Linh xây dựng thương hiệu 20 năm qua nhưng chỉ 1 vụ TNGT ở Quảng Nam vừa rồi đã làm ảnh hưởng lớn đến 28.000 lao động và 20 năm xây dựng thương hiệu. Đây là bài học lớn cho chúng tôi”. 

“Tôi cho rằng, một việc quan trọng với các doanh nghiệp vận tải là tổ chức, tập trung lái xe để tập huấn ATGT. Đây là việc khó và ảnh hưởng đến giờ lái của doanh nghiệp nhưng nếu không làm, để xảy ra tai nạn thì doanh nghiệp còn khổ hơn, không khác gì “kiếm củi ba năm, đốt một giờ” - ông Huy phát biểu.

“Trong lúc khó khăn này, chi phí nào cũng đội lên nên các doanh nghiệp thường ngần ngừ khi phải chi cho những hoạt động liên quan đến đảm bảo an toàn. Nên chăng, Nhà nước cần có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vận tải như việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu… để họ có thể cạnh tranh, đầu tư thiết bị tốt hơn sẽ góp phần giảm TNGT. Phải có cơ chế, thì các doanh nghiệp vận tải mới có thể cạnh tranh lành mạnh và phát triển tốt” - chủ tịch Mai Linh khẳng định.