Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Quy định xe container phải có phù hiệu

Từ 1/10 tới đây, việc chở hàng hóa bằng xe container sẽ được quản lý chặt bằng phù hiệu xe và Giấy phép kinh doanh vận tải. Nhiều doanh nghiệp, chủ xe sẽ khó khăn khi phải đáp ứng đủ các điều kiện này, song nhiều ý kiến đồng tình, cho rằng có vậy mới đảm bảo an toàn.


 
Nhiều địa phương đang buông lỏng quản lý  xe chở container
Nhiều địa phương đang buông lỏng quản lý xe chở container
Cấp phù hiệu cho các xe đủ điều kiện

Theo Thông tư 18 do Bộ GTVT ban hành ngày 16/8, từ 1/10/2013, chỉ có phương tiện vận tải hàng hóa bằng container được cấp phù hiệu mới đủ điều kiện lưu thông. Đây là dấu hiệu nhận biết xe đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT), thuộc doanh nghiệp đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động.
 
"Việc cấp GPKDVT, cấp phù hiệu cho xe vận chuyển container là rất tốt, thiết thực, có vậy Nhà nước mới quản lý được, mới giảm được tai nạn. Hải Phòng có khoảng 400/7.000 xe chuyên chở container hiện thuộc sở hữu của tư nhân, chưa thành lập công ty, trước tới nay vẫn tự do khai thác nguồn hàng. Tới đây, chủ 400 xe này sẽ phải vào hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng được điều kiện thì mới có thể tiếp tục kinh doanh”.
Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải hàng hóa Hải Phòng
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN và các sở GTVT thực hiện nghiêm túc và kịp thời việc cấp phù hiệu cho xe vận tải hàng hóa bằng container theo quy định mới. Bộ GTVT cũng yêu cầu các sở GTVT tiếp tục rà soát và cấp GPKDVT cho các đơn vị có kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container”.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Chính phủ và Bộ GTVT quy định như vậy vì xe vận chuyển container là một trong những đối tượng cần phải có sự quan tâm đặc biệt về ATGT. Loại xe này nếu xảy ra TNGT thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn với người đi đường và hàng hóa được vận chuyển.

Cũng theo ông Quyền, công tác quản lý Nhà nước về vận tải hàng hóa bằng container còn bị buông lỏng, nguyên nhân một phần do các sở GTVT, các lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường cũng thiếu phương tiện để kiểm soát. Do đó nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container chưa thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp GPKDVT.

Không dễ được cấp giấy phép kinh doanh

Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT, tại những địa phương có số lượng xe container lớn như TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh... đến nay chưa đến 10% doanh nghiệp vận tải container có GPKDVT. Cụ thể, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh mới cấp giấy phép kinh doanh cho 98/1.710 đơn vị, 1.000/8.211 phương tiện. Tại Hải Phòng, chỉ có 46 đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải, đạt 3,6% và 662 xe container được cấp phép, đạt 9,3 %.

Nguyên nhân, một phần do việc cấp GPKDVT trước đến nay phụ thuộc vào tự giác của doanh nghiệp, chưa có cách thức, phương tiện để phát hiện khi xe hoạt động trên đường. Do không có bến bãi, luồng tuyến, doanh nghiệp vận tải container tự khai thác hàng hóa vận chuyển, do đó, có bao nhiêu DN, bao nhiêu xe container đang hoạt động kinh doanh vận tải, Sở GTVT cũng không nắm được.

Một nguyên nhân nữa, từ phía các doanh nghiệp vận tải container, là cũng không dễ đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được cấp GPKDVT. Ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà cho biết: “Điều kiện về người trực tiếp điều hành doanh nghiệp phải có trình độ trung cấp vận tải trở lên hoặc tương đương là rất khó với đa số doanh nghiệp làm vận tải container hiện nay”. Ông Ngọc cho rằng nhiều doanh nghiệp đang làm ăn rất thành công nhưng trình độ người điều hành chỉ hết bậc phổ thông trung học.

Một nguyên nhân cơ bản, theo ông Nguyễn Văn Quyền, là do đặc điểm của doanh nghiệp vận tải container nói chung hiện nay có quy mô rất nhỏ bé. Tuy hộ kinh doanh cá thể không được vận tải container, song ngay các doanh nghiệp và HTX được tham gia kinh doanh loại hình vận tải này, đa số chỉ có trên dưới 10 đầu xe, doanh nghiệp chỉ có dưới 5 xe cũng không ít. Với các doanh nghiệp nhỏ như vậy, việc đáp ứng các điều kiện để được cấp GPKD vận tải là khó.

Thẩm định cấp giấy phép phải chặt chẽ

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, những điều kiện để được cấp GPKDVT được quy định tại Nghị định số 91 và Nghị định số 93.

Để được cấp GPKDVT, đơn vị kinh doanh phải đáp ứng được quy định về phương tiện (số lượng, chất lượng), quy định về bộ phận quản lý theo dõi ATGT, quy định về hợp đồng lao động, thiết bị định vị giám sát hành trình...

Ngay cả với những doanh nghiệp vận tải đã được cấp GPKDVT, cũng có ý kiến cho rằng việc thẩm định cấp giấy phép chưa chặt chẽ. Ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thẩm định của cơ quan chức năng chưa sát thực tế. Chẳng hạn, theo quy định thì DN kinh doanh vận tải container phải có cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý, có kho bãi đúng diện tích quy định, có bộ phận giám sát an toàn… Nhưng thực tế thì kể cả các DN được cấp phép cũng ít đơn vị nào đáp ứng được tất cả các điều kiện này.

Về vấn đề này, ông Quyền cho rằng, các sở GTVT có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định khi cấp GPKDVT cho doanh nghiệp và hậu kiểm chặt chẽ. Cơ quan nào cấp sai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may giám sát tắt nổ máy từ xa, dinh vi oto phù hợp quy chuẩn Bộ GTVT

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Bộ GTVT ra nghị định quản lý tài xế bằng TBGSHT

Bộ GTVT cho biết, theo lộ trình triển khai Nghị định 91/2009/NĐ-CP, tới ngày 1.7.2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị định vị giám sát hành trình. Lộ trình gắn thiet bi dinh vi giám sát hành trình sẽ tiếp tục được thực hiện với xe vận tải hành khách tuyến cố định cự ly từ 300 km, xe bus (tới ngày 1.1.2012) và toàn bộ xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe bus, kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng, xe container (tới ngày 1.7.2012). Ước tính sẽ có khoảng 120.000 xe phải gắn thiết bị. 

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng, thiết bị được gắn sẽ đảm bảo 4 tiêu chí quản lý tài xế trên đường: tốc độ, số lần dừng đỗ, thời gian lái xe theo quy định (4 tiếng), hành trình chạy. Cảnh sát giao thông có thể kiểm tra trực tiếp nhờ nội dung in nhanh từ thiết bị. 

xem thêm : dinh vi xe may chống trộm giám sát tắt nổ máy từ xa

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Doanh nghiệp vận tải vẫn còn thiếu hiểu biết về TBGSHT

Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT vừa kết thúc kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lai Châu và chỉ ra nhiều tồn tại trong quản lý vận tải ở các địa phương này. 
 
Một xe khách ở Vĩnh Phúc tự thay đổi kết cấu xe, bỏ hàng ghế cuối để làm nơi chở hàng gây mất ATGT
Một xe khách ở Vĩnh Phúc tự thay đổi kết cấu xe, bỏ hàng ghế cuối để làm nơi chở hàng gây mất ATGT
Doanh nghiệp chỉ có... 1 xe 

Trong đợt này, Đoàn đã kiểm tra 17 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lai Châu. Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT, Phó đoàn kiểm tra cho biết, nhiều đơn vị thiếu các điều kiện kinh doanh, không có quyết định thành lập bộ phận theo dõi ATGT hoặc có nhưng không hoạt động. Việc quản lý phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe còn lỏng lẻo. Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của một số đơn vị không đủ tiêu chuẩn theo quy định. 

Ông Sỹ cho biết thêm, chúng tôi cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải khách ở các tỉnh này chỉ có từ 1 - 3 xe khách chạy tuyến cố định. Điều này dẫn đến hệ quả các DN này chỉ lo tới doanh thu, hạn chế tối đa chi phí, không tổ chức bộ phận theo dõi thiết bđịnh voto (GSHT) bảo đảm ATGT. Ông Đào Văn Minh - Phó Giám đốc Sở GTVT Vĩnh Phúc cũng thừa nhận tình trạng này và cho biết, đúng là có những DN nhỏ chỉ có 1 phương tiện, thậm chí chồng lái xe, vợ phụ xe. Hơn nữa chi phí đầu tư một xe ô tô rất đắt nên xảy ra tình trạng cố chạy để tăng thu mà không chú ý đến công tác ATGT. 

Cũng thừa nhận thực trạng này, ông Phạm Ngọc Phương - Phó giám đốc Sở GTVT Lai Châu cho biết, chúng tôi cũng đã phát hiện ra những tồn tại này, nhưng chưa xử lý được triệt để. 
Nghi vấn kết quả từ thiet bi dinh vi GSHT

Gần như toàn bộ phương tiện được kiểm tra tại 3 tỉnh này đều đã được lắp đặt thiết bị GSHT. Tuy nhiên, ông Thạch Như Sỹ cho biết, có những đơn vị lắp đặt thiết bị GSHT của nhiều nhà cung cấp nên việc quản lý, trích xuất rất khó khăn. Các phương tiện vi phạm tốc độ nhiều lần nhưng chủ DN chưa theo dõi và xử lý. 

Qua kiểm tra tốc độ các phương tiện từ 61 thiết bị GSHT của 11 đơn vị tại 3 tỉnh trong 1 tháng, đoàn kiểm tra phát hiện 47/61 xe khách vi phạm tốc độ (chiếm 77,04%). Có những xe chạy tới 121km/h.

Theo ông Phạm Quốc Khánh - Giám đốc DN vận tải Khánh Thủy, chất lượng thiết bị GSHT cần xem lại, bởi lẽ nhiều phương tiện có tốc độ tối đa chỉ khoảng 100km/h, nhưng không hiểu sao khi trích xuất dữ liệu lại có thể đạt hơn 120km/h. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng giao thông ở Lai Châu phức tạp, chất lượng đường xấu nên lái xe có giỏi đến mấy cũng không thể chạy đến 80km/h được.

Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT Lai Châu cũng cho biết, chưa được tập huấn để trích xuất dữ liệu thiết bị GSHT, chưa có máy móc thiết bị nên không biết xử lý thế nào. Khi nhận được kết quả này, thấy rất bất ngờ. 

Đoàn kiểm tra cũng phát hiện nhiều DN, hợp tác xã kinh doanh vận tải không quản lý phương tiện, mà khoán trắng cho lái xe tất cả các khâu như: Duy tu, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể - Trưởng đoàn cho biết, đợt kiểm tra này đã phát hiện nhiều tồn tại trong quản lý kinh doanh vận tải khách. Thứ trưởng yêu cầu các địa phương sớm chấm dứt tình trạng để DN khoán trắng phương tiện cho lái xe. Các Sở GTVT cần nhanh chóng phổ biến các Nghị định và các văn bản liên quan đến vận tải khách cho các đơn vị, tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra. Thực tế, đoàn công tác mới chỉ kiểm tra được khoảng 5% số DN ở mỗi địa phương mà đã phát hiện rất nhiều vấn đề. Vì vậy, các tỉnh cần lập ngay đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm cả công an, y tế, tài chính…để kiểm tra các DN còn lại, tập trung kiểm tra sức khỏe lái xe, điều kiện an toàn phương tiện và người lái.
xem thêm : định vị xe máy giá rẻ chống trộm xe hiệu qu

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Xe chở khách nước ngoài hết hạn đăng kiểm vẫn hoạt động

Sáng 4/1, trên QL1A đoạn qua xã Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Tổ kiểm tra liên ngành GTVT – Công an tỉnh - Cục Thuế tỉnh… đã kiểm tra xe ô tô khách biển số 49B-002.10 lưu thông hướng  Phan Thiết – Phan Rang, phát hiện xe khách này đã hết hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
xe khách vi pham bị tạm giữ
Xe khách vi phạm bị tạm giữ
Đáng chú ý, chiếc xe kể  trên chở 26 hành khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Theo phản ánh của hành khách, mỗi hành khách phải trả 130.000 đồng để đi từ TP Phan Thiết đi Đà Lạt qua đường đèo Lương Sơn - Đại Ninh. Đây là loại xe được Sở GTVT Lâm Đồng cấp phù hiệu “xe hợp đồng” nhưng thường xuyên đón khách đi lẻ tuyến đường Đà Lạt – Phan Thiết mà các doanh nghiệp hoạt động tuyến cố định Bến xe Bắc Phan Thiết - Bến xe Đà Lạt nhiều lần phản ánh với Sở GTVT Bình Thuận vì bị tranh giành khách. 
Tổ Liên ngành đã lập biên bản tạm giữ xe khách trên 7 ngày (từ ngày 4/1/2014 đến hết ngày 10/1/2014); mức xử phạt 5 triệu đồng cho 2 hành vi: điều khiển xe ô tô có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường và không có giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.
Cùng ngày, Tổ liên ngành cũng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe ô tô vận chuyển khách 86B-000.64 tuyến Bắc Ruộng – Phan Thiết có gắn thiet bi dinh vi giám sát hành trình nhưng thiết bị không hoạt động.
xem thêm định vị xe máy tại đây