(ANTĐ) - Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy đinh việc lắp đặt thiet bi dinh vi oto giám sát hành trình (GSHT) hay còn được gọi là “hộp đen” đối với các
loại xe ô tô kinh doanh vận tải là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do khách quan khác nhau, mới đây Bộ Giao thông Vận tải mới có
Thông tư về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám
sát hành trình của xe ôtô, có hiệu lực từ ngày 23-4-2011.
Theo Thông từ này, kể từ ngày 1-7-2011, xe ôtô kinh
doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên,
xe kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải
hàng hóa bằng container bắt buộc phải gắn “thiet bi dinh vi oto”. Đến ngày 1-1-2012,
xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ
300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải
gắn thiết bị GSHT.
Thông tư này cũng quy định thiết bị GSHT là thiết bị
điện tử được lắp trên xe ôtô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông
tin liên quan đến quá trình vận hành của xe trong một khoảng thời gian
nhất định. Thiết bị GSHT bao gồm phần cứng (bộ vi xử lý, bộ phận ghi,
lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận
tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin lái xe…) và
phần mềm phân tích dữ liệu.
Về yêu cầu kỹ thuật, thiết bị GSHT tích hợp cam bien tai trong phải có tính năng
liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng Internet về máy tính của
doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá
trình khai thác, vận hành của xe như: thông tin về xe và lái xe, hành
trình của xe, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng, đỗ xe,
số lần thời gian đóng, mở cửa xe, thời gian làm việc của lái xe (bao
gồm: thời gian lái xe liên tục của người lái xe và tổng thời gian làm
việc trong một ngày của người lái xe…)
Có thể thấy, với việc lắp đặt “hộp đen”, nếu xảy ra rủi
ro trong quá trình vận tải, đây sẽ là căn cứ đặc biệt quan trọng để cơ
quan chức năng, chủ xe cũng như các công ty bảo hiểm xác định phạm vi và
tính toán phương án đền bù. Với những thông số mà hộp đen cung cấp như:
tốc độ của phương tiện giao thông trước khi xảy ra va chạm, vết phanh,
thời gian phanh để xe dừng lại, đèn xinhan bật hay tắt… cơ quan chức
năng có thể hình dung rõ hơn điều gì đã xảy ra và từ đó, xác định được
chính xác nguyên nhân trong các trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố.
Với tính chất đó, việc lắp “hộp đen” sẽ tạo chuyển biến
đáng kể trong ý thức chấp hành giao thông của lái xe, đặc biệt là các
lái xe quen phóng nhanh, vượt ẩu. Ngoài ra với quy định lắp “hộp đen”,
ngành Công an hoàn toàn có thể sử dụng những thông tin này để phạt nguội
các hành vi vi phạm. Trên thực tế, khi Thông tư của Bộ Giao thông Vận
tải chưa ban hành, một số doanh nghiệp vận tải lớn đã tiến hành thử
nghiệm lắp đặt thiết bị này. Mặc dù những “hộp đen” này chỉ mang tính
chất phục vụ lợi ích của doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động vận
tải: nhiên liệu, số lượng hành khách, hành trình phương tiện… song vẫn
đem lại những hiệu quả nhất định.
Theo tính toán của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt
Nam, cả nước hiện có trên 100.000 xe thuộc diện phải lắp đặt thiết bị
GSHT, tính sơ bộ mỗi thiết bị có giá từ 8-10 triệu đồng thì số tiền mà
ngành Vận tải bỏ ra lắp đặt hộp đen sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài
ra, các doanh nghiệp còn phải đầu tư thêm hàng chục nghìn USD để mua
máy chủ.
Khi quy định này có hiệu lực thực tế, những doanh
nghiệp có số lượng xe lớn, trình độ quản lý cao sẽ dễ dàng xây dựng
trung tâm quản lý thông tin tài chính doanh nghiệp để kết nối với “hộp
đen”. Tuy nhiên đối với các hãng vận tải nhỏ, chưa chuyên nghiệp thì
việc lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình sẽ là một gánh nặng về mặt kinh tế. Để
quy định này thực sự đi vào cuộc sống và mang một hiệu quả thiết thực
đòi hỏi các cơ quan chức năng trong đó có Sở Giao thông Vận tải các địa
phương phải xây dựng một trung tâm để quản lý dữ liệu của các nhà xe nhỏ
lẻ.
xem thêm về thiết bị định vị oto tại địa chỉ
http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com |