Từ 1/10 tới đây, việc chở hàng
hóa bằng xe container sẽ được quản lý chặt bằng phù hiệu xe và Giấy phép
kinh doanh vận tải. Nhiều doanh nghiệp, chủ xe sẽ khó khăn khi phải đáp
ứng đủ các điều kiện này, song nhiều ý kiến đồng tình, cho rằng có vậy
mới đảm bảo an toàn.
Nhiều địa phương đang buông lỏng quản lý xe chở container |
Cấp phù hiệu cho các xe đủ điều kiện
Theo Thông tư 18 do Bộ GTVT ban hành ngày 16/8, từ 1/10/2013, chỉ có phương tiện vận tải hàng hóa bằng container được cấp phù hiệu mới đủ điều kiện lưu thông. Đây là dấu hiệu nhận biết xe đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT), thuộc doanh nghiệp đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động.
Theo Thông tư 18 do Bộ GTVT ban hành ngày 16/8, từ 1/10/2013, chỉ có phương tiện vận tải hàng hóa bằng container được cấp phù hiệu mới đủ điều kiện lưu thông. Đây là dấu hiệu nhận biết xe đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT), thuộc doanh nghiệp đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động.
"Việc cấp GPKDVT, cấp phù hiệu cho xe vận chuyển container
là rất tốt, thiết thực, có vậy Nhà nước mới quản lý được, mới giảm được
tai nạn. Hải Phòng có khoảng 400/7.000 xe chuyên chở container hiện
thuộc sở hữu của tư nhân, chưa thành lập công ty, trước tới nay vẫn tự
do khai thác nguồn hàng. Tới đây, chủ 400 xe này sẽ phải vào hợp tác xã
hoặc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng được điều kiện thì mới có thể tiếp
tục kinh doanh”.
Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải hàng hóa Hải Phòng |
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
cho biết: “Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN và các sở GTVT thực
hiện nghiêm túc và kịp thời việc cấp phù hiệu cho xe vận tải hàng hóa
bằng container theo quy định mới. Bộ GTVT cũng yêu cầu các sở GTVT tiếp
tục rà soát và cấp GPKDVT cho các đơn vị có kinh doanh vận tải hàng hóa
bằng container”.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Chính phủ và Bộ GTVT quy định như vậy vì xe vận chuyển container là một trong những đối tượng cần phải có sự quan tâm đặc biệt về ATGT. Loại xe này nếu xảy ra TNGT thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn với người đi đường và hàng hóa được vận chuyển.
Cũng theo ông Quyền, công tác quản lý Nhà nước về vận tải hàng hóa bằng container còn bị buông lỏng, nguyên nhân một phần do các sở GTVT, các lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường cũng thiếu phương tiện để kiểm soát. Do đó nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container chưa thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp GPKDVT.
Không dễ được cấp giấy phép kinh doanh
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT, tại những địa phương có số lượng xe container lớn như TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh... đến nay chưa đến 10% doanh nghiệp vận tải container có GPKDVT. Cụ thể, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh mới cấp giấy phép kinh doanh cho 98/1.710 đơn vị, 1.000/8.211 phương tiện. Tại Hải Phòng, chỉ có 46 đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải, đạt 3,6% và 662 xe container được cấp phép, đạt 9,3 %.
Nguyên nhân, một phần do việc cấp GPKDVT trước đến nay phụ thuộc vào tự giác của doanh nghiệp, chưa có cách thức, phương tiện để phát hiện khi xe hoạt động trên đường. Do không có bến bãi, luồng tuyến, doanh nghiệp vận tải container tự khai thác hàng hóa vận chuyển, do đó, có bao nhiêu DN, bao nhiêu xe container đang hoạt động kinh doanh vận tải, Sở GTVT cũng không nắm được.
Một nguyên nhân nữa, từ phía các doanh nghiệp vận tải container, là cũng không dễ đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được cấp GPKDVT. Ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà cho biết: “Điều kiện về người trực tiếp điều hành doanh nghiệp phải có trình độ trung cấp vận tải trở lên hoặc tương đương là rất khó với đa số doanh nghiệp làm vận tải container hiện nay”. Ông Ngọc cho rằng nhiều doanh nghiệp đang làm ăn rất thành công nhưng trình độ người điều hành chỉ hết bậc phổ thông trung học.
Một nguyên nhân cơ bản, theo ông Nguyễn Văn Quyền, là do đặc điểm của doanh nghiệp vận tải container nói chung hiện nay có quy mô rất nhỏ bé. Tuy hộ kinh doanh cá thể không được vận tải container, song ngay các doanh nghiệp và HTX được tham gia kinh doanh loại hình vận tải này, đa số chỉ có trên dưới 10 đầu xe, doanh nghiệp chỉ có dưới 5 xe cũng không ít. Với các doanh nghiệp nhỏ như vậy, việc đáp ứng các điều kiện để được cấp GPKD vận tải là khó.
Thẩm định cấp giấy phép phải chặt chẽ
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, những điều kiện để được cấp GPKDVT được quy định tại Nghị định số 91 và Nghị định số 93.
Để được cấp GPKDVT, đơn vị kinh doanh phải đáp ứng được quy định về phương tiện (số lượng, chất lượng), quy định về bộ phận quản lý theo dõi ATGT, quy định về hợp đồng lao động, thiết bị định vị giám sát hành trình...
Ngay cả với những doanh nghiệp vận tải đã được cấp GPKDVT, cũng có ý kiến cho rằng việc thẩm định cấp giấy phép chưa chặt chẽ. Ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thẩm định của cơ quan chức năng chưa sát thực tế. Chẳng hạn, theo quy định thì DN kinh doanh vận tải container phải có cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý, có kho bãi đúng diện tích quy định, có bộ phận giám sát an toàn… Nhưng thực tế thì kể cả các DN được cấp phép cũng ít đơn vị nào đáp ứng được tất cả các điều kiện này.
Về vấn đề này, ông Quyền cho rằng, các sở GTVT có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định khi cấp GPKDVT cho doanh nghiệp và hậu kiểm chặt chẽ. Cơ quan nào cấp sai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Chính phủ và Bộ GTVT quy định như vậy vì xe vận chuyển container là một trong những đối tượng cần phải có sự quan tâm đặc biệt về ATGT. Loại xe này nếu xảy ra TNGT thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn với người đi đường và hàng hóa được vận chuyển.
Cũng theo ông Quyền, công tác quản lý Nhà nước về vận tải hàng hóa bằng container còn bị buông lỏng, nguyên nhân một phần do các sở GTVT, các lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường cũng thiếu phương tiện để kiểm soát. Do đó nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container chưa thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp GPKDVT.
Không dễ được cấp giấy phép kinh doanh
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT, tại những địa phương có số lượng xe container lớn như TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh... đến nay chưa đến 10% doanh nghiệp vận tải container có GPKDVT. Cụ thể, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh mới cấp giấy phép kinh doanh cho 98/1.710 đơn vị, 1.000/8.211 phương tiện. Tại Hải Phòng, chỉ có 46 đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải, đạt 3,6% và 662 xe container được cấp phép, đạt 9,3 %.
Nguyên nhân, một phần do việc cấp GPKDVT trước đến nay phụ thuộc vào tự giác của doanh nghiệp, chưa có cách thức, phương tiện để phát hiện khi xe hoạt động trên đường. Do không có bến bãi, luồng tuyến, doanh nghiệp vận tải container tự khai thác hàng hóa vận chuyển, do đó, có bao nhiêu DN, bao nhiêu xe container đang hoạt động kinh doanh vận tải, Sở GTVT cũng không nắm được.
Một nguyên nhân nữa, từ phía các doanh nghiệp vận tải container, là cũng không dễ đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được cấp GPKDVT. Ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà cho biết: “Điều kiện về người trực tiếp điều hành doanh nghiệp phải có trình độ trung cấp vận tải trở lên hoặc tương đương là rất khó với đa số doanh nghiệp làm vận tải container hiện nay”. Ông Ngọc cho rằng nhiều doanh nghiệp đang làm ăn rất thành công nhưng trình độ người điều hành chỉ hết bậc phổ thông trung học.
Một nguyên nhân cơ bản, theo ông Nguyễn Văn Quyền, là do đặc điểm của doanh nghiệp vận tải container nói chung hiện nay có quy mô rất nhỏ bé. Tuy hộ kinh doanh cá thể không được vận tải container, song ngay các doanh nghiệp và HTX được tham gia kinh doanh loại hình vận tải này, đa số chỉ có trên dưới 10 đầu xe, doanh nghiệp chỉ có dưới 5 xe cũng không ít. Với các doanh nghiệp nhỏ như vậy, việc đáp ứng các điều kiện để được cấp GPKD vận tải là khó.
Thẩm định cấp giấy phép phải chặt chẽ
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, những điều kiện để được cấp GPKDVT được quy định tại Nghị định số 91 và Nghị định số 93.
Để được cấp GPKDVT, đơn vị kinh doanh phải đáp ứng được quy định về phương tiện (số lượng, chất lượng), quy định về bộ phận quản lý theo dõi ATGT, quy định về hợp đồng lao động, thiết bị định vị giám sát hành trình...
Ngay cả với những doanh nghiệp vận tải đã được cấp GPKDVT, cũng có ý kiến cho rằng việc thẩm định cấp giấy phép chưa chặt chẽ. Ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thẩm định của cơ quan chức năng chưa sát thực tế. Chẳng hạn, theo quy định thì DN kinh doanh vận tải container phải có cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý, có kho bãi đúng diện tích quy định, có bộ phận giám sát an toàn… Nhưng thực tế thì kể cả các DN được cấp phép cũng ít đơn vị nào đáp ứng được tất cả các điều kiện này.
Về vấn đề này, ông Quyền cho rằng, các sở GTVT có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định khi cấp GPKDVT cho doanh nghiệp và hậu kiểm chặt chẽ. Cơ quan nào cấp sai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may giám sát tắt nổ máy từ xa, dinh vi oto phù hợp quy chuẩn Bộ GTVT