Pages

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Bỏ hình phạt tước quyền sử dụng GPLX khi gắn hộp đen lỗi

Ngay sau khi biết Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt hạ mức phạt lái xe xuống chỉ còn từ 1 - 2 triệu đồng và bỏ hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX 30 ngày với vi phạm không gắn thiết bị giám sát hành trình (dinh vi oto) hoặc gắn thiết bị không hoạt động..., rất nhiều lái xe bày tỏ sự phấn khởi.

Đoàn công tác kiểm tra lắp đặt hộp đen trên một xe khách. (Ảnh: Đỗ Trường)

Theo quy định hiện hành, đối với phương tiện vận tải không gắn thiết bị dinh vi hop chuan hoặc gắn thiết bị mà không hoạt động thì bên cạnh việc xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng, lái xe còn bị tước quyền sử dụng GPLX một tháng.

Anh Nguyễn Thắng, lái xe chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai cho rằng, xử phạt lái xe như vậy quá nặng. Nếu xử phạt thì trách nhiệm chính phải là chủ xe chứ không phải là người đi “làm công ăn lương” là anh. Trao đổi với phóng viên, một thanh tra của Bộ GTVT cho biết trong thời gian gần đây, khi lực lượng thanh tra các sở GTVT kiểm tra xử phạt vi phạm hộp đen, rất nhiều lái xe khi bị giữ GPLX đã cự cãi với đoàn kiểm tra với lý do này. Họ không phục bởi họ không phải là đối tượng quyết định đến chất lượng của hộp đen. Ngoài ra, hộp đen hay bị nghẽn mạng, mất sóng GPS bất khả kháng nên nếu giữ GPLX thì quá nặng, cả tháng sẽ mất việc.

Với dự thảo mới này, sẽ không còn cảnh cự cãi về việc xử phạt liên quan tới hộp đen.

Trước đó, đội thanh tra giao thông số 1 (Sở GTVT TP HCM) đã có cuộc kiểm tra đột xuất các hộp đen xe khách tại bến xe Miền Đông và phát hiện xử phạt nhiều lái xe về các lỗi của thiết bị giám sát hành trình. Đây được coi là đỉnh điểm của sự mâu thuẫn khi mà hầu hết các lái xe đều không phục quyết định xử phạt. Đơn giản là vì họ chỉ là những người làm thuê cho các chủ xe, chủ doanh nghiệp, kiến thức về công nghệ dường như không có ngoài tấm bằng lái xe và những điều luật cơ bản về giao thông đường bộ. Hơn nữa, thu nhập của những tài xế này khá thấp so với công việc lái xe đầy vất vả, nguy hiểm và họ chỉ có tấm bằng lái là cần câu cơm. Vậy nên phạt nặng với họ, giam bằng của họ thêm ngày nào là đồng nghĩa với việc thất nghiệp, không thu nhập...

Tài xế Nguyễn Văn Minh - một ví dụ bị xử phạt nói với vẻ mặt đau khổ: "Các anh làm vậy thì tội nghiệp cho chúng tôi quá. Cơ quan chức năng bảo lắp hộp đen thì nhà xe đã lắp rồi, còn nó có hoạt động hay bị lỗi gì không thì phải làm việc với nhà xe, với đơn vị cung cấp hộp đen chứ sao lại xử phạt và giữ bằng lái của tài xế. Chúng tôi chỉ là người lái xe có biết gì đâu."

Khi thực hiện việc sử phạt hộp đen này không chỉ cánh tài xế gặp khó mà ngay cả những thanh tra viên - những người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra và xử phạt cũng cảm thấy ái ngại khi phải đưa ra quyết định xử phạt cánh tài xế ... có lẽ họ cũng rất hiểu hoàn cảnh này.

Ngoài ra, một đại diện nhà cung cấp và lắp đặt hộp đen, cho biết, hộp đen là một sản phẩm công nghệ cao và mới, phụ thuộc nhiều yếu tố như sóng GPS, sóng GPRS, địa hình xe di chuyển, độ ổn định của hệ thống điện trong xe... do vậy, giảm mức phạt đối với lái xe như Dự thảo đề xuất là hợp lý. Hi vọng rằng cùng với dự thảo này, sắp tới hàng loạt các dự thảo khác phù hợp và thực tiễn, hợp với thực tế cuộc sống người dân sẽ được đưa ra để ổn định tình hình an toàn giao thông trên cả nước.

1 nhận xét:

  1. Thiết bị dinh vi oto là giải pháp quản lý xe an tòan, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

    Trả lờiXóa