Pages

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Đà Nẵng Nâng cao chất lượng xe khách

Sở GTVT Đà Nẵng và Sở GTVT Quảng Ngãi đã tổ chức họp bàn và quyết định nâng cao đồng bộ tuyến vận tải xe khách tuyến cố định Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhằm xóa bỏ hẳn tình trạng, bến cóc, xe dù núp bóng xe hợp đồng đua nhau tranh giành khách gây mất trật tự ATGT.

Nâng cao chất lượng xe khách, tình trạng bết cóc tại ngã ba Huế (Đà Nẵng) sẽ được cải thiện
Nâng cao chất lượng xe khách, tình trạng bết cóc tại ngã ba Huế (Đà Nẵng) sẽ được cải thiện

Theo đó, từ ngày 01/10/2013, tuyến vận tải cố định Quảng Ngãi-Đà Nẵng sẽ bắt đầu hành trình hoạt động theo hướng hiện đại, chất lượng. Tuyến này có 48 đầu xe, trong đó Quảng Ngãi có 26 xe và Đà Nẵng có 22 xe tham gia vận tải khách. Chuyến đầu tiên xuất bến tại Quảng Ngãi lúc 4 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ trưa; tần suất chạy xe 30 phút/chuyến; tốc độ lữ hành 50km/h. Giá vé suốt tuyến (dự kiến) 95.000 đồng/hành khách. Ngoài 2 bến xe Quảng Ngãi và Đà Nẵng, trên tuyến thuộc địa phận Quảng Ngãi sẽ có 4 điểm có nhà chờ hành khách và tổ chức bán vé.

Để bảo đảm tốt cho công tác đổi mới chất lượng tuyến này, hai Sở đã thống nhất những quy định về điều kiện phương tiện được lưu thông và tăng cường trách nhiệm kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo ATGT trước khi cho xe xuất bến.

Các phương tiện phải đảm bảo chất lượng, niên hạn sử dụng, các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; niêm yết giá cước công khai. Ngoài ra, thiết bị giám sát hành trình khi được lắp đặt phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kiểm soát được quá trình hoạt động của phương tiện. Hơn nữa, để nâng cao ý thức của tài xế, hai địa phương  thường xuyên giáo dục, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho lái xe và nhân viên phục vụ.

Tình trạng bến cóc tại chân cầu Trả Khúc cũng bị xóa bỏ    
Tình trạng bến cóc tại chân cầu Trà Khúc (Quảng Ngãi) cũng được xóa bỏ    

Lãnh đạo hai Sở GTVT thống nhất việc chia sẻ thông tin về các phương tiện vi phạm thật nhanh chóng, để kịp thời xử lý các doanh nghiệp vận tải. Nếu cần thiết có thể rút giấy phép hoạt động hoặc có biện pháp xử phạt phù hợp. Riêng đối với xe chạy hợp đồng, các lực lượng chức năng đẩy mạnh xử lý vi phạm, không thể để tình trạng xe hợp đồng dừng đỗ nhiều lần, đón khách dọc đường như xe chạy tuyến cố định.

Tình trạng xe dù núp bóng xe hợp đồng chở khách Quảng Ngãi đi các bệnh viện Đà Nẵng cũng hết
Tình trạng xe dù núp bóng xe hợp đồng chở khách Quảng Ngãi đi các bệnh viện Đà Nẵng cũng hết

Hai Sở GTVT thống nhất cung cấp tên miền, tên đăng nhập và mật khẩu thiết bị giám sát hành trình của các xe hoạt động trên tuyến để cùng theo dõi, quản lý. Các cơ quan chức năng hai địa phương xây dựng quy trình quản lý chất lượng dịch vụ và ATGT theo hướng phân công cụ thể từng công đoạn công việc.
Đặc biệt hai Sở đã thống nhất các quy định giờ xuất bến, phiên chuyến tại hai đầu bến, điểm đón trả và bán vé trên đường đi. Đây là những việc làm cần thiết trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện.

xem thêm : định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may

Ngành GTVT nỗ lực vượt khó, khởi công và khánh thành nhiều dự án lơn

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu làm trưởng đoàn, chiều qua (16/9). 
Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với Bộ GTVT
Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại buổi làm việc giữa Bộ GTVT với Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội 
 
Hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng văn bản quy  phạm pháp luật
 
Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết 8 tháng đầu năm, Bộ GTVT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 10 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và 7 đề án, đạt 100% kế hoạch. Đến hết tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 văn bản QPPL. Bộ GTVT đã ban hành theo thẩm quyền 20 Thông tư.
 
Từ nay đến cuối năm, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, quy hoạch…Đã hoàn thiện, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24 và Thông tư 14 hướng dẫn thực hiện Nghị định 91 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; xây dựng và ban hành văn bản QPPL về sử dụng các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm…
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý Nhà nước. Đó đó Bộ trưởng lưu ý văn bản ra đời phải đúng với Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với văn bản hiện hành và cuối cùng, phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. 
Vượt khó khởi công và khánh thành nhiều dự án lớn
 
Một điểm đáng lưu ý trong báo cáo của Bộ GTVT với Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội là trong bối cảnh vô cùng khó khăn hiện nay nhưng ngành GTVT vẫn nỗ lực vượt khó, khởi công và khánh thành khoảng 160 dự án. “Chưa năm nào mà các khởi công và khánh thành nhiều như năm nay. Vốn cho các dự án này cũng được huy động chủ yếu từ nguồn xã hội hóa”- Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định 
Ong Nguyen Van Giau.jpg
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc với Bộ GTVT
Việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ xác định là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Đối với các dự án trọng điểm mở rộng QL1, QL14, Ban Cán sự Đảng bộ xác định đây là nhiệm vụ được ưu tiên số 1 trong giai đoạn tới. Đến nay, với quyết tâm chính trị rất cao và sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự Đảng, tất cả các dự án BOT và một số dự án dùng vốn Trái phiếu Chính phủ đã được khởi công. Trong tháng 9/2013, sẽ khởi công đồng loạt tất cả các dự án dùng vốn Trái phiếu Chính phủ còn lại.
Do tính chất quan trọng và cấp bách của dự án mở rộng QL1 và QL14, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội sớm chấp thuận chủ trương phát hành Trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng QL1 và đường HCM qua Tây Nguyên, tạo điều kiện để Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
 
Tái cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư 
 
Triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020, Bộ GTVT đã triển khai mạnh mẽ các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập đoàn, tổng công ty. 
 
Thứ trưởng Trương Tấn Viên cho biết, Bộ GTVT đã xây dựng và phê duyệt Đề án Tái cơ cấu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó xác định nhu cầu đầu tư trong giai đoạn tới theo chiến lược, quy hoạch được duyệt, khả năng cân đối. nguồn vốn, từ đó xác định nội dung trọng tâm, chương trình dự án trọng yếu cũng như cân đối đầu tư giữa các vùng miền, lĩnh vực... 
 
Nguồn vốn giao hàng năm được tập trung bố trí trả nợ khối lượng hoàn thành, cho đối ứng các dự án ODA. Phần vốn còn lại bố trí ưu tiên các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch` để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, hạn chế khởi công mới các dự án. 
 
Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Viên, nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông rất lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, Bộ GTVT đã đặc biệt chú trọng huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách. Thống kê cho thấy, đến thời điểm hiện tại, Bộ đã kêu gọi đầu tư và đồng loạt khởi công 17/17 dự án BOT mở rộng QL1 và 3 dự án BOT mở rộng QL14, dự án hầm đường bộ Đèo Cả, dự án BOT xây dựng cầu Cổ Chiên, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, QL51 đoạn Biên Hòa – Vũng Tàu, QL20, đường HCM đoạn La Sơn – Túy Loan, dự án cải tạo mặt đường QL5, cảng hàng không Cát Bi… với tổng giá trị vốn huy động cam kết của các nhà đầu tư lên tới 50.000 tỷ đồng. 
 
Bộ GTVT cũng đang tiếp tục xây dựng đề án Huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hình thành Quỹ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, Bộ GTVT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu các Tổng công ty Đường sắt VN, Hàng hải VN, Hàng không VN và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN. 
Bộ cũng đã chủ động chỉ đạo các đơn vị xây dựng và phê duyệt 13 đề án tái cơ cấu các Tổng công ty thuộc Bộ. Trong năm 2013, Bộ sẽ hoàn tất việc cổ phần hóa 11 Tổng công ty lớn, trong đó có Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines).
 
Tai nạn giao thông chắc chắn sẽ giảm
 
Thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, cả nước xảy ra hơn 196.400 vụ TNGT, làm chết  6.300 người, bị thương 19.300 người. So với cùng kỳ năm 2012, giảm hơn 1.500 vụ, giảm hơn 3.000 người bị thương.
 
Bộ GTVT đã và đang triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp như kiểm soát chặt chẽ tốc độ, tải trọng pưhơng tiện tham gia giao thông, xóa bỏ các điểm đen TNGT, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm, kiểm soát và xử phạt nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng ma túy, rượu bia khi điều khiển phương tiện.
 
Ủng hộ phát hành Trái phiếu Chính phủ xây dựng hạ tầng giao thông
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu ghi nhận thành quả khá toàn diện ngành GTVT đã làm được. Đặc biệt là ngành đã nỗ lực, chủ động thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông - lĩnh vực "phải đi trước một bước" trong bối cảnh suy thoái kinh tế, vốn ngân sách đầu tư cho ngành giảm chỉ còn một nửa trong năm nay.

Tuy nhiên, để hỗ trợ ngành GTVT giải quyết khó khăn về vốn, Chủ nghiệm Nguyễn Văn Giàu ủng hộ chủ trương phát hành Trái phiếu Chính phủ để ngành chủ động đầu tư những dự án giao thông quan trọng, các dự án bị đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

"Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các dự án xây dựng hạ tầng giao thông rất cần thiết, giúp ngành chủ động hơn trong kế hoạch phát triển, Ủy ban Kinh tế sẽ có khuyến nghị Quốc hội quan tâm, ủng hộ chủ trương phát hành Trái phiếu Chính phủ cho dự án giao thông quan trọng, đòi hỏi vốn lớn" - Ông Giàu nói.

Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận của ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội; bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội; ông Thân Đức Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Còn ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cho rằng, những việc mà Bộ GTVT làm được đã được thể hiện rõ nét, đi vào đời sống tốt hơn. Ông Kiêm cũng đề nghị Bộ GTVT cần tổng kết những việc đã đạt được qua đó rút kinh nghiệm, bài học không chỉ cho Bộ GTVT mà còn cho cả những bộ, ngành khác.
 

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Tăng cường kiểm tra chất lượng giao thông

Người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Văn Công vừa cho biết, triển khai Quyết định số 2739/QĐ-BGTVT và Quyết định số 2903/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng công trình giao thông, Đoàn công tác đã chia làm 6 tổ triển khai thực hiện. Báo cáo của các tổ kiểm tra, đánh giá về các hiện tượng hư hỏng, tồn tại cho biết:

Về các nhóm tồn tại, khiếm khuyết, theo Bộ GTVT, nhà thầu thi công,  tư vấn giám sát (TVGS) chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án như: thành phần cấp phối của lớp móng đá dăm không đạt yêu cầu, nhiều hạt nhỏ, độ chặt không đảm bảo, đặc biệt là chỉ số dẻo vượt quá sai số cho phép; đồng thời nền đường đắp không đảm bảo độ chặt dẫn đến khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đã bị hư hỏng, đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp của nước ngầm, như ở một số dự án:  QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận: (Km0-Km20), Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.
QL48
QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận
Trong quá trình thi công và nghiệm thu, TVGS và ban QLDA nhà thầu sử dụng máy san để thi công lớp cấp phối đá dăm lớp trên (lớp base). Việc tổ chức thi công lớp mặt bê tông nhựa chia làm nhiều phân đoạn với nhiều nhà thầu khác nhau, thiết bị thi công không đồng đều nên có nhiều mối nối giữa các đoạn dẫn đến khó kiểm soát độ bằng phẳng. Đặc biệt thiet bi dinh vi bề dày (sensor) khống chế cao độ (rải bê tông nhựa) chưa tốt, chưa được nhà thầu và TVGS chú trọng như ở dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đối với hiện tượng lún xảy ra đối với các đoạn nền đường thi công trên vùng đất yếu, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý đất yếu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để trừ áp dụng giải pháp làm cầu vượt. Trong đó giải pháp xử lý của tư vấn thiết kế còn tồn tại thể hiện tập trung tại các vị trí đường đầu cầu, khu vực xử lý nền đất yếu như: đường Láng - Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.
Về tồn tại trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ có vấn đề sau: giải pháp thiết kế lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp; giải pháp xử lý thoát nước chưa xác định đúng cao độ của tuyến đường, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường. Nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công như ở dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Qua đánh giá nguyên nhân, các hư hỏng khuyết tật tại các dự án kiểm tra có thể  rút ra bài học lớn sau: Trước hết, khi xảy ra các khuyết tật, hư hỏng, chủ đầu tư, ban QLDA đã chậm kiểm tra kiểm định xác định nguyên nhân.
Đồng thời, sự chậm trễ trong việc khắc phục của nhà thầu hoặc khắc phục chưa triệt để dẫn đến những hư hỏng phát triển thêm, gây bức xúc cho xã hội như ở Dự án Đường ô tô cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương từ tháng 10/2010, QL48-2 từ năm 2008.
Công tác giám sát của các chủ đầu tư (ban QLDA) thực hiện chưa tốt, hoàn toàn dựa vào TVGS, kể cả công tác nghiệm thu chất lượng sản phẩm. TVGS thực hiện không nghiêm túc chức trách của mình đã dẫn tới kết quả trên.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng, việc giám sát trong công tác quản lý chất lượng  của các cơ quan quản lý chủ đầu tư chưa chặt chẽ. Đã quá tin tưởng vào đội ngũ TVGS, tư vấn kiểm định. Trong khi đó từ công tác thí nghiệm của tư vấn, kết quả kiểm định không trung thực như ở dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương (kết quả thí nghiệm), QL48 (kết quả kiểm định...
Đồng thời công tác giám sát của chủ đầu tư, (ban QLDA), TVGS đã không làm tròn nhiệm vụ, đã để nhà thầu thi công không đúng chỉ dẫn kỹ thuật.
Thứ ba, công tác thiết kế cần khảo sát kỹ các số liệu địa chất thủy văn, kể cả lưu lượng xe, tải trọng lớn để đưa ra các giải pháp thiết kế hợp lý để xử lý đặc biệt khu vực nền đất yếu và kết cấu mặt đường, các giải pháp thiết kế đoạn tiếp giáp giữa đường và cầu, cũng như khu vực có nước ngầm.
Khi áp dụng công nghệ mới cần phải có thử nghiệm làm thử, chỉ khi làm chủ được công nghệ thiết kế có quy trình thi công, nghiệm thu mới đưa vào xây dựng công trình (trừ những dự án sử dụng vốn nước ngoài do TVTK nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ).
Thứ tư, cần phân rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân từ cơ quan quản lý chủ đầu tư, ban QLDA đến TVGS, nhà thầu thi công. Cần phải kiểm điểm sâu sắc trong việc quản lý dự án cũng như quản lý về chất lượng xây dựng công trình.
Đặc biệt là Ban QLDA là cơ quan thay mặt chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, ký hợp đồng, thực hiện công tác nghiệm thu sản phẩm cho đến bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Dãy núi Pu Ta Leng

Ở Việt Nam có 3 đỉnh núi cao trên 3.000m, đứng đầu là Fan Si Pan cao 3.143 m, sau đó là đỉnh Pu Ta Leng cao 3.096m và Phu Si Lung cao 3.076m. Đỉnh Fan Si Pan đã được chinh phục từ lâu, hiện là điểm đến của những người thích khám phá thiên nhiên. Còn lại 2 đỉnh núi kia vẫn là bí ẩn.
Thông tin mù mờ

Theo một số nguồn thông tin trên các diễn đàn du lịch như phuot.vn hoặc box du lich của ttvnol.com thì Pu Ta Leng là đỉnh cao nhất của dãy núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc địa bàn xã Tả Giàng Phình, Lào Cai. Chính vì thế các đoàn này đều xuất phát từ Tả Giàng Phình và đều thất bại do gặp vách đá dựng đứng. Theo những thông tin tôi thu thập được từ trạm Kiểm lâm vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn thì dãy Ngũ Chỉ Sơn gồm 5 ngọn núi, mà đỉnh núi cao nhất chỉ gần 2.700m, vì thế đây không thể là đỉnh Pu Ta Leng được.

Giáp ranh giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu có một ngọn núi cao gần 3.100m, theo tọa độ của googlemap. Đỉnh núi này nằm trong địa bàn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tôi gọi điện thoại lên xã thì được anh Lai, Chủ tịch xã xác nhận là ngọn núi này nằm trong địa bàn xã và cao nhất khu vực. Một thời gian sau, anh Lai báo là tìm được người dẫn đường rồi, thế là tôi vội vàng sắp xếp công việc rồi gọi mấy anh em hay đi leo núi cùng lên đường.

Rừng cấm trên đỉnh núi

Anh Lai đón chúng tôi tại UBND xã Hồ Thầu và đưa lên tận bản Pho gặp người dẫn đường. Ngồi nhâm nhi chén rượu sáng, anh Lù A Kéng, một thợ săn lâu năm ở bản cho biết: Hồi trước anh còn đi săn thì cũng từng đuổi theo con cáo, con nai lên gần đến đỉnh, giờ nhà nước thu súng không cho săn nữa thì anh cũng chẳng lên đấy làm gì, lâu năm rồi không đi chẳng biết còn nhớ đường không. Dân ở bản Pho, bản Hồ Thầu với mấy bản quanh đây đều là người Dao. Họ cũng chẳng có việc gì lên đỉnh núi cả. Hơn nữa họ sợ vào sâu trong rừng vì họ tin trong rừng có nhiều ma lắm.

Anh Kéng bảo ngày trước có người dân đi hái thảo quả, mải miết hái rồi đi lạc vào rừng lúc nào không hay, đi lòng vòng 3 ngày trời không ra được khỏi rừng mà lại quay lại đúng cái chỗ cũ.

Những người Dao ở đây truyền tai nhau rằng, khi vào rừng dù có bị thương, hoặc bị lạc cũng không được kêu to vì họ sợ ma rừng nghe thấy sẽ đến bắt hoặc dẫn họ đi lạc. Chính những người dẫn đường cho chúng tôi, khi vô tình bị dao chém vào chân hoặc bị cành nhọn đâm thủng chân tay trong lúc mở đường cũng không dám hé răng kêu đau một câu nào.

Hồ Thầu đẹp hoang sơ

Khu vực xã Hồ Thầu nằm gọn trong vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn. Chỉ cần đi ngược suối Hồ Thầu lên vài trăm mét là hầu như không có bóng dáng của con người. Người dân ở đây cho biết nếu bị lạc trên trên núi thì chỉ cần tìm được một nhánh của dòng suối này kiểu gì cũng ra được khỏi rừng. Dù không phải mùa lũ mà dòng nước vẫn xiết, chảy lên lỏi qua những tảng đá to rồi đổ ầm ầm xuống phía dưới tạo thành những dòng thác tuyệt đẹp. Nếu mà mùa lũ thì không ai có thể đi theo đường suối này được.
Chúng tôi men theo dòng suối được vài cây số thì bắt đầu leo ngược lên núi. Vách núi dựng đứng sừng sững. Con đường cứ bé dần mà độ dốc thì không giảm tý nào. Chúng tôi leo mãi mà không thấy đoạn nào bằng để nghỉ chân. Đi mải miết đến khi mặt trời xế bóng thì đến một cái lán của người hái thảo quả nằm trong hang núi, gần nguồn nước, có bếp đắp bằng đất và sẵn củi. Đi rừng gặp được cái lán này còn sướng hơn là ở khách sạn 5 sao. Nhưng lán này khá hẹp nên chúng tôi vẫn phải bố trí cắm lều ở ngoài.

Chinh phục Pu Ta Leng trong mưa giông

Mọi chuyện có vẻ thuận lợi cho đến khi cơn mưa rừng trút xuống, gió rít ghê người. Chiếc lều quá mong manh, nước từ từ ngấm qua vải bạt vào trong, thấm vào quần áo. Cả đêm không được ngủ ngon nhưng sáng ra mọi người vẫn quyết tâm chinh phục đỉnh Pu Ta Leng.

Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm nhanh. Những trận mưa trút tiếp tục trút xuống, mặc dù đã mặc quần áo chống nước nhưng chỉ một lúc sau là nước lại ngấm vào bên trong qua cổ áo, tay áo. Mưa gió kèm theo cái lạnh cắt da trên này đã làm cho một số thành viên trong đoàn ko chịu được phải quay về. Cuối cùng chỉ còn tôi với Rosy, một bạn nữ đã từng trek Himalaya vẫn tiếp tục bám gót người dẫn đường tiếp tục tiến lên. Qua đỉnh thứ nhất ở độ cao 2.500m, anh Kéng và anh Thành phải thay nhau phạt cây mở đường. Mỗi tiếng chỉ tiến thêm được có vài trăm met. Ở trên độ cao này, không loài cây nào chịu được sức gió, chỉ còn loài tre, trúc mọc dày đặc, dựa vào nhau mới sống được. Những gốc tre bị phát đi chọc lên tua tủa như chông, phải chật vật lắm mới lách qua được. Chỉ một phút sơ ý anh Thành trượt chân ngã xuống đã bị gốc tre đâm rách chân. Trên đường rất nhiều vũng đằm của lợn rừng, có lúc còn thấy ổ của gấu còn mới nguyên, phân gấu vẫn còn tươi.

Lúc này GPS (thiết bị định vị vệ tinh) chỉ độ cao 2.900m mà đã 1h30 chiều, chỉ còn hơn 100m độ cao nữa và khoảng 800 theo đường chim bay nhưng nếu không quay về trại kịp trước khi trời tối thì rất nguy hiểm. Chúng tôi đành quay về. Đi xuống nguy hiểm không kém lúc lên. Vẫn những con dốc cao ngất, cộng thêm mưa làm đất trơn như bôi mỡ. Mọi người trượt chân liên tục. Ở một đoạn vách dựng đứng, phải bám gốc cây đu người qua. Tuấn - người đã từng cố gắng trek Pu Ta Leng 2 lần từ phía Tả Giàng Phình - chẳng may trượt chân đã rớt xuống vực, lăn lông lốc khoảng hai chục mét thì mắc vào cành cây. Mấy anh dẫn đường phải dòng dây xuống kéo lên. Rất may là Tuấn chỉ bị xây xát nhẹ.

Đến khi bóng tối trùm xuống khu rừng thì chúng tôi cũng về đến trại, mọi người ai cũng kiệt sức, mệt nhoài.

Phút dừngchân bên suối núi Pu Ta Leng.
Phút dừngchân bên suối núi Pu Ta Leng.
Quay lại Pu ta Leng

2 tuần sau chuyến đi đầu tiên thất bại, tôi quay lại Pu Ta Leng với nhóm Trà đá group, một cộng đồng nhỏ những người yêu thích leo núi. Rút kinh nghiệm chuyến trước, lần này chúng tôi xuất phát thật sớm. Ngay đoạn đường suối Hồ Thầu cũng hết sức khó khăn vì mấy ngày liền trời sương mù ẩm ướt, các phiến đá trơn trượt. Nếu như lần trước đi qua đoạn này chỉ như đi dã ngoại Khoang Xanh, Suối Tiên thì lần này mọi người phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên sau 9 tiếng nỗ lực, chúng tôi cũng đến được con suối thứ 2 để cắm trại. Mọi người vừa mệt vừa đói, thêm nữa mọi thứ ở đây đều ẩm ướt. Việc nhóm lửa để nấu ăn trở nên phức tạp. Đầu tiên phải róc vỏ khúc củi ướt để lấy phần lõi khô bên trong. Sau đó chẻ nhỏ từng thanh củi ra cho dễ cháy. Hì hục sau 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới có nồi cơm sôi.

Sáng hôm sau mọi người dậy sớm, nấu một nồi cơm to. Ai cũng cố gắng ních cho thật no vì biết ngày hôm nay sẽ đầy căng thẳng. Vì cắm trại được gần đỉnh nên chúng tôi có mặt trên đỉnh 2900m khá sớm. Hôm nay tuy không mưa gió nhưng cũng toàn sương mù, không thể nhìn được đỉnh Pu Ta Leng nằm ở phía nào. Xem trên GPS và la bàn thì đỉnh Pu Ta Leng nhất định nằm về phía tây của đỉnh 2900m. Chúng tôi cố gắng mở đường nhưng không thành công.

Mạn sườn về phía Tây càng đi càng dốc, tre trúc dày đặc. Mất 4-5 tiếng cũng chỉ đi loanh quanh cái đỉnh 2900. Trời đã về chiều, cả đoàn hội ý, có nhiều bạn muốn cắm trại trên đỉnh để mai tiếp tục tìm kiếm, nhưng 2 bạn phải về vì có công việc ở nhà không dời lại được. Nếu cả đoàn ở lại thì 2 bạn phải tự xuống núi trước. Tinh thần đồng đội không cho phép cả đoàn làm như vậy. Thế nên đành phải tạm gác lại giấc mơ Pu Ta Leng, cả đoàn quay trở lại tìm đường xuống núi. Hẹn gặp lại Pu Ta Leng vào một ngày đẹp trời khác.

Bộ GTVT Tăng cường an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

Ngày 25/3, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.” Hội nghị được truyền hình trực tuyến từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội
Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông,” công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, song tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông còn diễn ra phức tạp; tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trong tình hình mới.

Giới thiệu một số nội dung của Chỉ thị, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết Chỉ thị nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác này; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phấn đấu hằng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương đã thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Nhiều ý kiến nhấn mạnh về vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới phương thức tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, đấu tranh với các hành vi vi phạm trật tự giao thông; nâng cao năng lực vận tải, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
1
Phát biểu tại Hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định:  vẫn còn một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác TTATGT
Phát biểu tại Hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định những kết quả quan trọng đạt được thời gian qua, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như số người chết, người tai nạn vẫn ở mức cao, nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, ùn tắc giao thông xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cho rằng, vẫn còn một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo công tác này. Các giải pháp thực hiện chưa thường xuyên, quyết liệt nên hiệu quả còn thấp, phương tiện tham gia giao thông lại tăng nhanh trong khi kết cấu hạ tầng giao thông không đáp ứng được; việc phân công, phân cấp có mặt chưa hợp lý, lực lượng thiếu, một số người tham gia công vụ còn tiêu cực, vi phạm quy trình công tác… Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, một số quy định và biện pháp nghiệp vụ nên chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Trên cơ sở đó, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường quản lý nhà nước, thực sự xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các ngành, các cấp. Do đó, cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể với các giải pháp đồng bộ để Chỉ thị đi vào cuộc sống.

“Xác định rõ việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên; là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên”, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chỉ rõ.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, địa phương đã thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế và kiến nghị các vấn đề quan trọng để Chỉ thị phát huy tác dụng. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Chiến Thắng nhận khuyết điểm và hình thức kỷ luật do để xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng trên địa bàn, làm nhiều người chết. Bên cạnh đó, cũng đề xuất đưa kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hoá vào loại hình kinh doanh đặc biệt, có gắn thiết bị định vị toàn cầu (GPS) để kiểm tra, ngăn chặn, điều hành trong quá trình phương tiện tham gia giao thông.

Bổ sung điều luật giao thông đường thủy nội địa

Ngày 29/7, Vụ Khoa học Công nghệ môi trường (Vụ KHCNMT)-Văn phòng Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông ĐTNĐ (GTĐTNĐ). Đến dự có Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cùng nhiều đại biểu Quốc hội các tỉnh thành phía Nam.

Thư trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên phát biểu tại hhội thanor
Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên phát biểu tại hội thảo
Ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT thuộc Văn phòng Quốc hội cho biết: Sau 8 năm thực hiện Luật GTĐTNĐ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông thủy và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, Luật GTĐTNĐ năm 2004 đã bộc lộ những hạn chế nhiều quy định của Luật chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Một số nội dung còn thiếu chưa được điều chỉnh trong Luật chưa thống nhất với giữa Luật Giao thông ĐTNĐ và Luật giáo dục, Khoa học công nghệ, Luật Giao thông đường bộ, Bộ luật hàng hải… Hơn nữa sự phối hợp thực hiện Luật giữa các cơ quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương chưa được chặt chẽ, vẫn còn diễn ra hiện tượng chồng chéo quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Tại Hội nghị nhiều đại biểu quốc hội đều đánh giá cao tờ trình và sôi nổi tham gia góp ý dự thảo sửa đổi Luật GTĐTNĐ với các ý kiến đi sâu vào việc giải quyết các vấn đề bất cập tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết triệt để. Bà Nguyễn Tuyết Liên, đại biểu quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho biết: Luật GTĐNNĐ 2004 chỉ điều chỉnh với hoạt động giao thông ĐTNĐ trong phạm vi luồng. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động giao thông thủy không chỉ ra diễn ra trên luồng đặc biệt là phương tiện nhỏ ở khu vực ĐBSCL luôn hoạt động phổ biến ở phạm vi ngoài luồng nhưng Luật 2004 vẫn chưa quy định nội dung này, Vì thế khi xảy ra sự cố hoặc TNGT thì rất khó xử lý.

xxx
Luật Giao thông ĐTNĐ mới sẽ được điều chỉnh sát thực tế 

Liên quan đến vấn đề xử lý chướng ngại vật (CNV) trên sông ông Cao Kim Phụng, nguyên Cục trưởng Cục ĐTNĐ cho rằng cần phải điều chỉnh sửa đổi điều 2 khoản 20 về Thanh thải CNV. Theo ông Phụng hiện nay tình trạng nhiều tổ chức cá nhân gây ra CNV trên sông nhưng cố tình phớt lờ không làm sạch luồng đe dọa ATGT đường thủy vẫn còn diễn ra phổ biến trong khi Luật ban hành 2004 chưa đủ sức răn đe đối với các trường họp này. Chính vì vậy, bộ Luật mới này cần phải điều chỉnh và quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải xử lý thanh thải CNV trong một thời gian nhất định và phải chịu hoàn toàn chi phí. “ Nhiều tàu bị đắm hoặc các đơn vị xây cầu trên sông quên nhổ cọc bê tông trên sông cố tình chây ì không xử lý trục vớt đe dọa ATGT đường thủy. Cũng theo ông Phụng số lượng phương tiện thủy nội địa có trọng tải từ 200 tấn đến 2000 tấn chiếm tỷ lệ lớn trong vận tải. Tuy nhiên những phương tiện này lại được trang bị thô sơ thiếu hẳn thiết bị giám sát hành trình như: thông tin liên lạc, máy đo độ sâu, ra đa, thiết bị định vị. Vì vậy đòi hỏi Luật cần có quy định để phân kỳ thực hiện và định hướng cho phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá cao những góp ý của đại biểu. Sau nhiều lần họp bàn về vấn đề sửa đổi Luật Giao thông ĐTNĐ, Bộ GTVT và Ban soạn thảo sẽ tổng hợp tập hợp tất cả các ý kiến và nghiên cứu kỹ các đề xuất, kiến nghị đóng góp đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật GTĐTNĐ năm 2004 của các Bộ, ngành để đảm bảo bám sát thực tế. Sau khi nghiên cứu bản dự thảo và các đề xuất sát thực Ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ vào thời gian sớm nhất. Sau khi xem xét và tập hợp các ý kiến về dự thảo Luật ĐTNĐ mới, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ và đầu năm 2014 sẽ trình Quốc hội thông qua.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tăng cường giải pháp cứu nạn hàng hải

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải. Đồng thời, để giải đáp những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm đến những vấn đề liên quan đến hoạt động này, Báo Giao thông đang tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến trên Báo điện tử với chủ đề: "Nâng cao hiệu quả Tìm kiếm cứu nạn hàng hải".
Ông Nguyễn Bá Kiên - Q.TBT Báo Giao thông  tặng hoa cho các khách mời tham gia tọa đàm
Ông Nguyễn Bá Kiên - Q.TBT Báo Giao thông tặng hoa cho đại diện khách mời
tham gia tọa đàm
Thành phần khách mời tham gia gồm: Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT; Ông Nguyễn Hoàng Huyến - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống bão lũ & Tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN), Bộ GTVT; Ông Vũ Thế Quang - Trưởng Phòng Pháp chế - Cục HHVN; Ông Võ Duy Thắng - Trưởng phòng An toàn An ninh hàng hải - Cục HHVN; Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp TKCN HHVN; Ông Phan Ngọc Quang - Tổng giám đốc Công ty Thông tin điện tử Hàng hải VN.
Chủ trì buổi giao lưu: Ông Nguyễn Văn Hường, Phó Tổng biên tập Báo Giao thông.
Tai nạn hàng hải tuy xảy ra không nhiều, nhưng đã xảy ra thường là nghiêm trọng. Ông đánh giá thế nào về tình hình tai nạn hàng hải và công tác tìm kiếm cứu nạn những năm gần đây trong bức tranh tổng thể công tác PCBL&TKCN của  Bộ GTVT?
Ông Nguyễn Hoàng Huyến - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo PCBL&TKCN, Bộ GTVT: 
Ông Nguyễn Hoàng Huyến - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo PCBL & TKCN, Bộ GTVT:
Ông Nguyễn Hoàng Huyến - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo PCBL & TKCN, Bộ GTVT:
Tai nạn hàng hải tuy xảy ra không nhiều nhưng khi xảy ra thường là rất nghiêm trọng. Lĩnh vực hàng hải được coi là một trong nhiều lĩnh vực được phát triển mạnh và có từ lâu đời và khắp trên thế giới. Những phương tiện thiết bị hàng hải phát triển nhanh chóng.
Đồng thời, những quy định pháp luật cũng được ra đời từ rất sớm, những phương tiện, thiết bị hoạt động trong lĩnh vực này đều rất lớn và hiện đại. Chính vì thế, bản thân lĩnh vực hàng hải không mấy khi xảy ra tai nạn, nhưng khi xảy ra rồi thì nó rất nghiêm trọng vì tai nạn thường xảy ra ngoài biển, vùng tìm kiếm rộng…
Tình hình công tác bảo đảm an toàn hàng hải được sự quan tâm rất lớn của Đảng, với sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải của Bộ GTVT trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện qua công tác nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn mang tính toàn dân. Có thể nói, công tác TKCN hàng hải được coi là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến tài sản, tính mạng của nhân dân, của đất nước.
Khi xảy ra sự cố tai nạn hàng hải, ở các nước mà không có tiềm lực về phương tiện, thiết bị của lực lượng tìm kiếm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác TKCN. Mỗi nước đều tham gia những công ước quốc tế về TKCNHH, do đó khi xảy ra sự cố, những nước trong khu vực sẽ cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TKCN những năm gần đây được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác phối hợp giữa các lực lượng hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa cũng đã được quan tâm đầu tư.
Đặc biệt là đã quan tâm tới chế độ đối với những người thực thi công vụ tại các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Do đó, tình hình diễn biến tai nạn hàng hải 2011-2013 đã dần dần giảm xuống, nhưng thời gian gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn hàng hải đáng tiếc vì người tham gia giao thông chưa chấp hành đúng pháp luật về an toàn Hàng hải.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông:
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ ATGT
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ ATGT
Về trật tự ATGT trong lĩnh vực hàng hải, trong năm 2012 trật tự ATGT thực hiện khá tốt, TNGT và người chết do TNGT hàng hải đã giảm. 6 tháng đầu năm 2013, chúng ta vẫn duy trì được mức độ giảm TNGT hàng hải. Tuy nhiên trong tháng 8, đã để xảy ra 1 số vụ TNGT hàng hải nghiêm trọng làm số người chết do TNGT hàng hải tăng so với cùng kỳ.
Nhưng về cơ bản, công tác đảm bảo ATGT hàng hải vẫn đang được thực hiện rất tốt do cơ sở pháp luật trật tự ATGT hàng hải đã được hoàn thiện, công tác phối hợp đảm bảo ATGT hàng hải, TKCN của các bộ, ngành, địa phương cũng rất tốt nên khi xảy ra TNGT cần sự cứu hộ, các lực lượng triển khai rất nhanh, chính xác. Tuy nhiên, công tác thông tin về TNGT hàng hải còn chậm, như vụ TNGT hàng hải ở Cần Giờ, do thông tin báo nạn chậm, không chính xác nên chậm cứu hộ.
Chính phủ đang sửa đổi Quyết định 143 về quy chế cứu hộ cứu nạn trên cảng biển có những nội dung quy định chi tiết cụ thể rõ ràng nhiệm vụ từng lực lượng trong tổ chức thực hiện TKCN.
Về lĩnh vực ATGT, công tác thanh kiểm tra điều kiện chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực hàng hải sẽ được lực lượng chức năng tăng cường. Đặc biệt, công tác kiểm tra an toàn tàu biển theo các quy định pháp luật quốc tế sẽ được siết chặt hơn nữa.
Tôi hy vọng với các biện pháp được tăng cường như trên, trong những tháng cuối năm 2013, tình hình trật tự ATGT hàng hải sẽ được đảm bảo, TNGT và sự cố hàng hải sẽ được kéo giảm.
Lực lượng TKCN hiện nay gồm những lực lượng nào? Tàu thuyền bị nạn trên biển liên hệ tới những cơ quan nào thì tốt nhất, hiệu quả nhất?
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải VN:
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải VN
Ông Nguyễn Nhật,
Cục trưởng Cục hàng hải 
Công tác tìm kiếm và cứu người gặp nạn trên biển hiện nay được thực hiện bởi 8 lực lượng chủ yếu gồm: Trung tâm phối hợp Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam; Cảng vụ hàng hải; Bộ đội Biên phòng; Hải quân; Cảnh sát biển; Lực lượng thuỷ sản; Dầu khí và lực lượng huy động tại chỗ.
Trong các lực lượng này, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam là đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu người gặp nạn trên biển. Trung tâm có trụ sở chính tại Hà Nội và 4 Trung tâm TKCN khu vực bố trí dọc theo bờ biển Việt Nam, được phân vùng trách nhiệm cụ thể, có trang thiết bị, tàu thuyền chuyên dùng TKCN và tổ chức trực TKCN 24/24h và 7 ngày trong tuần. Do đó, tàu thuyền bị nạn cần liên hệ ngay với Trung tâm PHTKCNHHVN là tốt nhất và hiệu quả nhất, hoặc các đài Thông tin duyên hải. Các trung tâm này có đầy đủ các phương tiện để hỗ trợ tàu thuyền gặp nạn.
Hệ thống đài thông tin duyên hải đang hoạt động như thế nào? Làm thế nào để có thể tiếp nhận các thông tin từ hệ thống đài thông tin duyên hải cũng như có thể gửi thông tin báo nạn đến hệ thống đài này?
Ông Phan Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Công ty Thông tin Điện tử hàng hải Việt Nam.
Hệ thống Đài TTDH Việt Nam nằm trong hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) bao gồm các Đài thành viên được bố trí dọc theo bờ biển nước ta. Toàn bộ hệ thống đang hoạt động theo chế độ 24/7, đảm bảo thông tin và truyền thông thông suốt phục vụ Phòng chống Thiên tai, Tìm kiếm Cứu nạn và An toàn – An ninh.
Hệ thống đang khai thác các phương thức từ đơn giản nhất là Thoại vô tuyến mặt đất cho đến hiện đại nhất là truyền dữ liệu số vệ tinh. Hệ thống có tần phủ sóng không hạn chế, từ vùng biển gần nhất tới vùng biển xa nhất so với bờ. Hệ thống đang phục vụ mọi phương tiện hoạt động di động và cố định trên biển, từ những tàu thuyền được trang bị những thiết bị thô sơ (như tàu cá ven bờ) cho đến những tàu được trang bị những thiết bị hiện đại (như tàu viễn dương).
- Các tàu có thể thu nhận các thông tin an toàn, phòng ngừa rủi ro (Cảnh báo thiên tai, dự báo thời tiết biển, an toàn hàng hải….) từ Hệ thống Đài TTDH Việt Nam bằng: Phương thức Thoại trên tần số 7906 kHz, 8294 kHz; Phương thức Navtex trên các tần số 490 kHz, 518 kHz, 4209.5 kHz; Phương thức Inmarsat EGC/ SafetyNet
-  Khi các tàu gặp tình huống khẩn cấp có thể gọi về Hệ thống Đài TTDH Việt Nam bằng cách: Đối với tàu cá: Tần số 7903 kHz, Kênh 16 VHF; Đối với tàu vận tải: Bằng DSC trên các dải tần 2, 4, 6, 8, 12, 16 MF/HF,VHF kênh 70; Bằng Inmarsat - C; Bằng Cospas-Sarsat 406 MHz.
Quy trình thực hiện công tác TKCN thế nào? Thông thường mất bao lâu thì lực lượng TKCN có thể xuất phát (tính từ thời điểm xác định thông tin cụ thể, chi tiết)?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợpTKCN Hàng hải Việt Nam:
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợpTKCN Hàng hải Việt Nam
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợpTKCN Hàng hải VN
Quy trình thực hiện công tác TKCN gồm các bước cơ bản (Quy trình xử lý thông tin báo nạn; Quy trình lập phương án cứu nạn; Quy trình tổ chức cứu nạn.
Thông thường mất khoảng 15-30 phút thì lực lượng tìm kiếm cứu nạn có thể xuất phát từ nơi cứu trợ đến địa điểm gặp nạn để hỗ trợ người bị nạn. Để triển khai công tác TKCN hiệu quả thì các Trung tâm phải kiểm tra tính xác thực của thông tin qua nhiều kênh khác nhau như chủ tàu, thuyền trưởng, các cơ quan quản lý Nhà nước, Hệ thống đài thông tin duyên hải….
Ngay sau khi xác thực thông tin, chúng tôi sẽ ngay lập tức triển khai tìm kiếm cứu nạn.
Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: Tàu thuyền tại khu vực gần tàu bị nạn khi phát hiện tín hiệu kêu cứu phải có trách nhiệm cứu giúp tàu/người bị nạn. Ông có thể cho biết cụ thể về quy định này? Nếu không thực hiện trách nhiệm cứu nạn, những tàu thuyền này sẽ bị xử lý như thế nào?
Ông Nguyễn Nhật – Cục trưởng Cục Hàng hải VN:
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005, Khoản 1 và 2 Điều 30 Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải quy định:
1. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định.
2. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết.
Theo quy định này, tất cả các loại tàu thuyền khi hoạt động trên biển phát hiện hoặc nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu thuyền gặp nạn, nếu đang trong phạm vi thực tế có thể tiếp cận khu vực có người gặp nạn mà việc TKCN không gây nguy hiểm cho người hoặc tàu của mình thì phải có trách nhiệm tìm kiếm và cứu người gặp nạn trên biển.  
Khoản 5 Điều 10 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng quy định hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải là từ chối tham gia TKCN trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép. Chế tài xử lý vi phạm điều này được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Nghị định số 93/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/8/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa (có hiệu lực thi hành từ 15/10/2013), cụ thể:
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:                                                           
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Khi có nhiều lực lượng cứu nạn cùng tiếp cận hiện trường vụ tai nạn hàng hải thì lực lượng nào sẽ là chỉ huy ở hiện trường?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp TKCN HHVN:
Chỉ huy công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển là Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển là Cảng vụ Hàng hải.
Vừa rồi, Bộ GTVT có tổ chức đoàn kiểm tra ATGT hàng hải, đặc biệt là an toàn đối với tầu cao tốc cánh ngầm... Là thành viên đoàn kiểm tra, xin ông cho biết kết quả kiểm tra và khuyến cáo đối với công tác TKCN hàng hải?
Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông:
Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nhấn mạnh rằng tất cả các đối tượng tham gia giao thông trong lĩnh vực hàng hải đều được quan tâm về công tác TKCN và an toàn hàng hải như nhau. Tàu cá là lực lượng được thường xuyên tham gia cứu hộ cứu nạn hàng hải hơn những phương tiện khác và cũng là lực lượng thường xuyên được các lực lượng TKCN hàng hải hỗ trợ khi gặp tai nạn.
Về các cuộc kiểm tra hiện nay Bộ GTVT đang tiến hành tại 3 tỉnh, thành phố có hoạt động tàu cao tốc cánh ngầm.
Tàu cao tốc cánh ngầm chạy chủ yếu từ Tp. HCM - Vũng Tàu và Hải Phòng - Cát Bà. Riêng tàu cánh ngầm tuyến Tp. HCM - Vũng Tàu vận chuyển hàng triệu khách/năm, thời gian qua cũng chưa xảy ra vụ TNGT hàng hải đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết người mà chỉ có một số sự cố trong quá trình vận hành.
Trong tháng 8, thống kê cả nước xảy ra khoảng 20 sự cố với tàu cánh ngầm, chủ yếu tập trung vào các tàu cánh ngầm một động cơ. Do có sự gia tăng các sự cố này nên Bộ GTVT lập đoàn kiểm tra tập trung vào 3 nội dung: điều kiện an toàn của phương tiện; điều kiện an toàn của luồng, tuyến và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi tàu cao tốc cánh ngầm hoạt động.
Các kết quả kiểm tra đang được thống kê lại để sắp tới có những báo cáo chính thức Bộ GTVT và đề xuất những giải pháp, những nhiệm vụ để tăng cường đảm bảo trật tự ATGT đối với loại phương tiện này.
Về tổng thể, hiện nay các tàu cao tốc cánh ngầm về cơ bản đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật, tuy nhiên còn một số khiếm khuyết liên quan đã được cơ quan chức năng khuyến cáo và đã được khắc phục ngay. Còn về các cảng, bến thủy nội địa cơ bản đã thực hiện đúng quy định quản lý phương tiện thủy, các vấn đề ra vào đón trả khách, áo phao, số lượng khách lên tàu…
Về luồng tuyến, theo quy định Thông tư 14 của Bộ GTVT, tàu cánh ngầm được coi là phương tiện hoạt động thủy nội địa nhưng khi ra khỏi bến lại hoạt động trên luồng hàng hải. Về nguyên tắc phương tiện chạy trên luồng hàng hải phải được theo dõi giám sát nhưng vì tàu cánh ngầm chỉ được coi là phương tiện thủy nội địa nên nhiều chủ tàu không lắp thiết bị giám sát hàng hải cho tàu của mình, do đó, cơ quan chức năng cũng không giám sát được.
Sắp tới, đoàn kiểm tra sẽ tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Bộ và đề xuất một số giải pháp. Hướng tới yêu cầu bổ sung thêm một số thiết bị về an toàn hàng hải cho tàu cao tốc cánh ngầm. Thuyền viên trên tàu phải thường xuyên được cập nhật các quy định đảm bảo an toàn hàng hải đặc biệt các quy định phòng chống va trôi, các thông tin về luồng hàng hải.
Còn về quản lý hoạt động của tàu cao tốc trên suốt hành trình HH, đoàn kiểm tra có thể đề xuất đưa tàu cao tốc cánh ngầm vào loại phương tiện cần giám sát thường xuyên trong suốt lộ trình để kịp thời phát hiện những tàu chạy không đúng luồng tuyến, gặp tai nạn… Kịp thời đưa ra cảnh báo để điều chỉnh khi tàu chạy vào những luồng tuyến đông phương tiện…
 Về cảng bến, sẽ có những quy định để hành khách lên xuống tàu thuận lợi và khách lên tàu phải được hướng dẫn các thao tác sử dụng phao cứu sinh, các tình huống thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Và cũng cần nghiên cứu quy định riêng phối hợp cứu hộ, cứu nạn đối với tàu cao tốc khi xảy ra các tình huống nguy hiểm, tai nạn bởi đặc thù của phương tiện này chạy với tốc độ rất cao, thường xuyên chạy vượt 40 km/h, có khi tới 60 km/h.
Đây là những dự kiến của tôi, một thành viên trong đoàn kiểm tra. Còn báo cáo tổng thể, chi tiết sẽ được bàn bạc, thảo luận kỹ trong tất cả các thành viên của đoàn trước khi chính thức đề xuất với Bộ.
Hàng trăm nghìn tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển đang phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Xin hỏi, tàu cá có thuộc đối tượng được “ưu tiên” cứu nạn?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp TKCN HHVN:
Tất cả các phương tiện đều được ưu tiên tìm kiếm cứu nạn. Kết quả tìm kiếm cứu nạn hàng năm cho thấy 80% đối tượng được cứu là tàu cá, 10% là tàu hàng. Còn lại là các đối tượng khác. Trung tâm đề nghị tàu cá, bà con ngư dân, khi gặp nạn khẩn trương liên lạc với các Trung tâm TKCN, Trung tâm sẽ hỗ trợ mọi nơi, mọi lúc.
Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh rằng tìm kiếm, cứu nạn là hoạt động mang tính nhân đạo, việc tìm kiếm cứu nạn không phụ thuộc vào quốc tịch, thái độ chính trị, tôn giáo loại tàu bị nạn, biên giới lãnh thổ.
Phương tiện tàu cá thường rất nghèo nàn, lạc hậu. Như vậy, các tàu này cần trang bị thiết bị thông tin liên lạc, trang thiết bị cứu sinh tối thiểu nào để có thể tiếp cận được thông tin thời tiết, cảnh báo nguy hiểm cũng như báo nạn tới Trung tâm phối hợp TKCNHH, Hệ thống đài thông tin duyên hải?
Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV  Thông tin điện tử hàng hải VN:
Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV  Thông tin điện tử hàng hải VN
Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải VN
Thông thường, các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến trên các phương tiện tàu thuyền được trang bị theo vùng biển hoạt động hơn là theo trọng tải của tàu. Riêng đối với tàu cá, tại Thông tư 15 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quy định cụ thể, theo đó:
-  Các tàu hoạt động ở cự ly gần bờ (cách bờ khoảng 35 hải lý) cần trang bị 01 thiết bị thu phát thoại sóng cực ngắn (VHF) và 01 máy thu thoại tự động sóng ngắn 7906 kHz;
-  Các tàu cá hoạt động ở cự ly xa bờ (vùng biển xa bờ trừ 2 vùng cực) cần trang bị 01 máy thu thoại tự động sóng ngắn 7906 kHz, 01 thiết bị thu phát thoại đơn biên sóng ngắn (HF) có chức năng trực canh trên tần số 7903 kHz của Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam, 01 thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) và 01 phao phát tín hiệu báo nạn qua hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat 406 MHz (phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp EPIRB).
Ngoài ra các tàu phải được trang bị đầy đủ phao cứu sinh theo quy định.
Việc tiếp cận dịch vụ thông tin duyên hải rất đơn giản, thuận tiện. Việc đầu tư mua sắm trang bị thiết bị thông tin liên lạc là không tốn kém và rất nhỏ so với cả một con tàu (Giá trung bình, thiết bị thu phát VHF khoảng 7 triệu đồng/1 bộ, Thiết bị thu phát HF khoảng 15 triệu đồng/1 bộ).
Nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng riêng một hệ thống đài thông tin duyên hải phục vụ tàu cá. Quan điểm của ông thế nào?
Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam:
Không cần thiết xây dựng riêng một hệ thống đài thông tin duyên hải phục vụ tàu cá vì những lý do sau:
-  Thứ nhất, Hệ thống Đài TTDH VN là một hệ thống quốc gia nằm trong một hệ thống tổng thể cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS-không phân biệt đối tượng phục vụ  mà phân biệt theo hạng loại thiết bị trang bị và vùng hoạt động của đối tượng đó, do vậy nên được duy trì và phát triển đồng bộ theo xu hướng chung và phù hợp với thực tế các quốc gia;
- Thứ hai, như thực tế trong nhiều năm qua Hệ thống đã triển khai các phương thức, tần số trực canh và phát quảng bá dành riêng cho tàu cá và hệ thống đã và đang phục vụ hiệu quả cho các đối tượng tàu cá;
- Thứ ba, chưa có quốc gia nào trên thế giới xây dựng một hệ thống thông tin dành riêng phục vụ cho tàu cá mà chỉ có một hệ thống thông tin quốc gia phục vụ đa đối tượng trên biển trong đó có các loại tàu cá; trong khi đó, ở Việt Nam đã thực hiện thí điểm nhưng không hiệu quả, gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước;
Thứ tư, để công tác TKCN đạt hiệu quả cao, cần phải có một hệ thống thông tin có khả năng kết nối các nguồn lực tham gia hoạt động TKCN trên biển. Trên thực tế hiện nay, hệ thống Đài TTDH VN đã và đang thực hiện tốt việc đó cho cả tàu hàng lẫn tàu cá. Cụ thể trong rất nhiều trường hợp, đã kêu gọi tàu hàng cứu tàu cá;
- Thứ năm, theo quan điểm của tôi, cần phải tập trung vào việc khai thác hiệu quả hệ thống Đài TTDH VN đang có này bằng việc đưa ra những chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ thiết bị thông tin cũng như không thể thiếu là việc đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ thông tin liên lạc.
Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam:
Nếu quá nhiều hệ thống, tàu thuyền bị nạn sẽ không biết gọi ai. Hiện nay, hệ thống duyên hải phục vụ rất tốt, tàu cá được phục vụ, dung lượng xử lý tai nạn này hoàn toàn thỏa mãn. Nhà nước cần tập trung đầu tư thiết bị cho ngư dân để có thể gọi được các Trung tâm này sẽ tốt hơn.
Thực tế cho thấy, cách nhanh nhất, thực tế và hiệu quả nhất để thực hiện công tác TKCN là phát triển một hệ thống TKCN của từng quốc gia có khả năng liên kết với các khu vực. Việt Nam đã triển khai hợp tác và phối hợp với các quốc gia có biển khác như thế nào để có thể cùng phát triển và bao quát toàn bộ khu vực trách nhiệm của mình?
Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục HHVN:
Để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia ven biển trong hoạt động TKCN ven biển. Bên cạnh sự tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước quốc tế về TKCN trên biển, (SAR 79)  vào năm 2007, Việt Nam cũng đã xúc tiến việc hợp tác với quốc tế, với các quốc gia trong khu vực bằng việc ký kết các hiệp định, Thỏa thuận hợp tác. Cụ thể như sau:
- Tuyên bố ASEAN về hợp tác TKCN người và tàu thuyền gặp nạn trên biển năm 2010.
- Gần đây nhất để tăng cường hợp tác trong các hoạt động trên Biển Đông, trong đó có lĩnh vực TKCN trên biển, chúng ta đã ký kết Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippines về hợp tác trong lĩnh vực TKCN năm 2011.
Trong thời gian qua, Trung tâm PHTKCNHHVN phối hợp với các cơ quan cứu nạn chuyên ngành của Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Singapore… trong công tác cứu nạn.
Khi gặp tình huống nguy cấp thì các tàu cá phải phát tín hiệu báo nạn theo phương pháp nào? Ông có thể cho biết tần số báo nạn trên hệ thống vô tuyến điện mà tàu cá có thể liên hệ nhanh nhất?
Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty Thông tin điện tử hàng hải VN: 
Như đã đề cập trên, tàu cá có thể sử dụng bất cứ phương thức, tần số nào với thao tác hết sức đơn giản trên thiết bị thông tin;
Khi gặp tình huống nguy cấp bất kể ở đâu, vào lúc nào, phổ biến và thông thường nhất, tàu cá chỉ cần gọi thoại trên sóng vô tuyến 7903 kHz là tần số trực canh cấp cứu quốc gia mà hệ thống đài TTDH VN đang khai thác trên phạm vi cả nước 24/24h.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng mọi biện pháp sẵn có hành động khác thường để gây sự chú ý của các tàu thuyền xung quanh như đốt lửa trên tàu, gây tiếng động, hành động khác thường …để tàu thuyền khác dễ dàng phát hiện và cứu giúp.
Tàu thuyền Việt Nam hoạt động trên vùng biển quốc tế khi bị nạn cần làm gì để có thể nhận được sự trợ giúp?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp TKCN HHVN:
Tàu thuyền Việt Nam hoạt động trên vùng biển quốc tế khi bị nạn cần liên lạc ngay với Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực, nơi chịu trách nhiệm TKCN trên vùng biển mà tàu bị nạn bằng cách liên lạc trực tiếp tới địa chỉ của các Trung tâm này (Danh bạ các Trung tâm TKCNHH luôn được trang bị trên tàu theo quy định của IMO) hoặc phát bức điện cấp cứu trên các thiết bị thông tin liên lạc sẵn có như: EPIRB, MF/HF, VHF, Inmarsat-C… các thông tin  này sẽ được chuyển đến Trung tâm PHTKCNHH gần nhất để triển khai TKCN.
Việc phối hợp giữa các lực lượng TKCN hiện tại có gì khó khăn?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp TKCN HHVN:
Tuy đã có Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển ban hành kèm theo Quyết định số: 103/2007/QĐ -TTg, ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phối hợp trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển; trách nhiệm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các tổ chức, cá nhân; Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nư­ớc ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc do Việt Nam quản lý nhưng  khi thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Do kinh tế của ta còn khó khăn do đó nguồn lực đầu tư cho xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế;
Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, lực lượng tìm kiếm cứu nạn chưa được bố trí tại các vùng hải đảo xa bờ. Do đó khi có vụ việc tìm kiếm cứu nạn việc phối hợp tìm kiếm cứu nạn còn gặp nhiều khó khăn.
Để hoàn thành tốt nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo UNCLOS 82 và quốc gia thành viên của SAR79, cũng như triển khai thực hiện các thỏa thuận song phương, đa phương về tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam cần phát triển hệ thống TKCN trên biển có tính chuyên nghiệp cao. Xin hỏi, hiện tại, nhân lực cho tìm kiếm cứu nạn đã đáp ứng yêu cầu? Cần làm gì để có phát triển nguồn nhân lực TKCN hàng hải chuyên nghiệp?
Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải VN:
Nhân lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn hiện nay còn rất khiêm tốn so với yêu cầu thực tiễn. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm PHTKCNHHVN, các Cảng vụ hàng hải còn rất mỏng so với yêu cầu công tác TKCN trên vùng biển trên 1 triệu km2, do đó cần phải:
1. Tăng cường các Trung tâm, trạm TKCN tại các đảo trên biển; các khu vực Bắc Trung bộ, Tây Nam bộ.
2. Tăng cường phương tiện, trang bị, cơ sở hậu cần cho lực lượng TKCN, nhất là các tàu TKCN có khả năng chịu sóng gió lớn, cơ động cao, hoạt động dài ngày trên biển.
3. Đào tạo, huấn luyện lực lượng TKCN theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TKCN.
Cơ chế cho TKCN hiện tại đã thực sự giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng này?
Ông Vũ Thế Quang, Trưởng phòng Pháp chế, Cục Hàng hải Việt Nam:
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn thời gian qua đã được Nhà nước quan tâm, có một số chính sách, ưu đãi nhưng thực tế vẫn chưa thực sự xứng đáng với công sức của người làm công tác này do sự vất vả và nguy hiểm của nghề nghiệp. Ngay cả lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp tại Việt Nam, theo quan điểm cá nhân hiện cũng đầu tư hơi dàn trải, lực lượng chính thức duy nhất là tìm kiếm cứu nạn hàng hải nhưng các lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng… cũng có. Sự rải rác này sẽ khiến công tác đầu tư không tập trung, việc báo tin cứu hộ cứu nạn cũng khó khăn hơn.
Tàu thuyền quốc tế hoạt động trên vùng biển Việt Nam đã được hỗ trợ như thế nào trong thời gian qua?
Ông Vũ Thế Quang - Trưởng phòng Pháp chế - Cục HHVN
Ông Vũ Thế Quang - Trưởng Phòng Pháp chế - Cục HHVN
Ông Vũ Thế Quang - Trưởng Phòng Pháp chế - Cục HHVN
Những năm vừa qua, lực lượng TKCN hàng hải Việt Nam đã hỗ trợ được khá nhiều tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên biển. Cụ thể, năm 2007, cứu được 76 người nước ngoài - 3 tàu, năm 2008 là 84 người, 1 tàu, năm 2009: 55 người, 6 tàu; năm 2010: 89 người, 15 tàu; năm 2011: 26 người, 3 tàu; năm 2012: 59 người, 0 tàu.
Có thể khẳng định, chúng tôi đã rất tích cực để triển khai các biện pháp cứu nạn tàu nói chung và tàu nước ngoài gặp nạn nói riêng. Ngay sau khi tham gia SAR 79, Cục HHVN đã xây dựng vùng cứu nạn hàng hải VN theo quy định của quốc tế. Năm 2012, Chính phủ phê duyệt phương án, để xác định phương án và hợp tác với quốc tế.
Tôi cũng xin được tiết lộ rằng ngay ngày mai, Cục Hàng hải Việt Nam đang có đoàn công tác đi Nhật Bản để xác định vùng biên giới và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn của các nước liên quan, lân cận.
Liên quan đến việc hỗ trợ pháp lý cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam, Luật pháp VN có nhiều các quy định, chế tài quy định rõ ràng trách nhiệm, tìm kiếm cứu nạn... Các văn bản này đều được tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, chúng tôi cũng cho dịch ra tiếng Anh và phổ biến trên trạng mạng, web để hỗ trợ người nước ngoài.
Đối với người nước ngoài gặp nạn tại vùng biển Việt Nam, chúng tôi cũng đều hỗ trợ ban đầu về sức khỏe, nơi nghỉ, các điều kiện pháp lý khác để họ sớm trở về.
Vùng biển trách nhiệm TKCN và vùng hoạt động TKCN của các phương tiện thủy Việt Nam khá rộng lớn. Phương tiện được trang bị cho Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam thực sự chưa đủ mạnh để giúp tăng hiệu quả cho hoạt động vô cùng quan trọng này?
Ông Võ Duy Thắng - Trưởng phòng An toàn An ninh hàng hải - Cục HHVN
Ông Võ Duy Thắng - Trưởng phòng An toàn An ninh hàng hải - Cục HHVN
Ông Võ Duy Thắng - Trưởng phòng An toàn An ninh hàng hải - Cục HHVN
Hiện nay, Trung tâm đang được trang bị 7 tàu và 5 ca nô chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ TKCN trên biển, phụ trách trên 3.260km bờ biển từ Bắc vào Nam thì đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Do lực lượng mỏng, lại bố trí dàn trải trong vùng biển rộng lớn nên việc điều động tàu đến khu vực TKCN còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, do chưa có phương tiện đủ tầm hoạt động xa bờ và dài ngày nên rất hạn chế trong việc TKCN ngoài khơi vùng biển Việt Nam.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc chú trọng nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực, cũng cần chú trọng đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác TKCN.
Cơ chế cho TKCN hiện tại đã thực sự giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng này?
Vũ Thế Quang - Trưởng phòng Pháp chế - Cục HHVN
Cơ chế phối hợp cho các lực lượng TKCN trên biển đang được điều chỉnh bởi Quyết định số: 103/2007/QĐ -TTg, ngày  12  tháng  7  năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phối hợp trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và hiện tại đang được Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi bổ sung, hoàn thiện quy chế này.
Trong thời gian qua đã có một số cải thiện so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về nguồn vốn đầu tư trang thiết bị chuyên dùng, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nguồn dự phòng TKCN ... do vậy chưa thực sự thúc đẩy sự phát triển của lực lượng TKCN chuyên nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong vùng biển Việt Nam và trợ giúp quốc tế trong tương lai.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác TKCN hàng hải?
Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT:
Theo tôi, để nâng cao hiệu quả công tác TKCN hàng hải, phải hoàn thiện, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật từ quy định đến các thông tư hướng dẫn... để khắc phục được những bất cập đã và đang tồn tại, để đáp ứng được đòi hỏi tham gia giao thông hàng hải trên thực tế.
Thứ hai, cần phải nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật, trình độ hiểu biết của người tham gia giao thông trong lĩnh vực hàng hải, của các chủ tàu, chủ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Thứ ba, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng đảm bảo ATGT và TKCN liên quan. Hiệu quả việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trật tự ATGT hàng hải phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền cơ sở, nơi nào chính quyền cơ sở thiếu quan tâm thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của lực lượng trực tiến tiển khai.
Thứ tư, tiếp tục củng cố lực lượng, phương tiện TKCN, thông tin duyên hải ở các vùng, khu vực, đồng thời hoàn thiện và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, nhất là giữa các vùng, địa phương. Công tác này cần được quan tâm đặc biệt trong những vùng có mật độ phương tiện cao, vào những thời điểm có bất thường của thời tiết.
Ông đánh giá thế nào về năng lực của các đơn vị tìm kiếm cứu nạn Việt Nam ?
Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp TKCN HHVN:
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển là rất khó khăn bởi vùng hoạt động rộng lớn, mênh mông, đặc biệt là tại các vùng cách xa bờ. Hiện tại, Trung tâm có đội tàu gồm 7 con tàu để duy trì hoạt động tìm kiếm cứu nạn là quá mỏng. Việc tổ  chức tìm kiếm cứu nạn gặp khó khăn. Đội tàu năng lực hạn chế, chỉ chịu được sóng gió đến cấp 8, cũng như chỉ có thể hoạt động xa bờ trong thời gian ngắn.
Để khắc phục vấn đề này và nâng cao hiệu quả hoạt động TKCN, Trung tâm muốn được đầu tư thêm, đặc biệt là nguồn lực phương tiện để đáp ứng được sóng gió, hoạt động trên biển dài ngày hơn.
Từ thực tế TKCN vụ ca nô chìm tại biển Cần Giờ, làm 9 người thiệt mạng và gần đây là vụ tàu Saphire đâm chìm tàu cá ở biển Vũng Tàu, làm 7 người mất tích, ngành chức năng rút ra được kinh nghiệm gì?
Ông Nguyễn  Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải VN:
Kinh nghiệm lớn sau khi tổ chức TKCN 2 vụ tai nạn nói trên là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, người tham gia giao thông để có thông tin nhanh chóng, xác thực. Trong vụ Cần Giờ, do thông tin chưa kịp thời, chính xác nên đã để lại hậu quả thương tâm.
Thời gian qua, Cục HHVN đã ký thoả thuận hợp tác với Cục Đăng kiểm VN trong việc đăng kiểm phương tiện; Kết hợp chặt chẽ hơn với bộ đội biên phòng. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ký thoả thuận hợp tác với Cục Đường thủy nội địa.
Một kinh nghiệm khác cho thấy, sử dụng lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại chỗ là cách hiệu quả nhất trong tìm kiếm cứu nạn.
Việc xử lý trách nhiệm vụ Cần Giờ hiện đã giải quyết ra sao và liệu có "chìm xuồng"?
Ông Nguyễn  Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải VN:
Chúng tôi đã làm đúng trách nhiệm của mình. Hiện tại, vụ việc đã được chuyển sang cơ quan điều tra. Tội của ai, đến đâu sẽ được điều tra xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.