Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Tăng cường kiểm tra chất lượng giao thông

Người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Văn Công vừa cho biết, triển khai Quyết định số 2739/QĐ-BGTVT và Quyết định số 2903/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng công trình giao thông, Đoàn công tác đã chia làm 6 tổ triển khai thực hiện. Báo cáo của các tổ kiểm tra, đánh giá về các hiện tượng hư hỏng, tồn tại cho biết:

Về các nhóm tồn tại, khiếm khuyết, theo Bộ GTVT, nhà thầu thi công,  tư vấn giám sát (TVGS) chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án như: thành phần cấp phối của lớp móng đá dăm không đạt yêu cầu, nhiều hạt nhỏ, độ chặt không đảm bảo, đặc biệt là chỉ số dẻo vượt quá sai số cho phép; đồng thời nền đường đắp không đảm bảo độ chặt dẫn đến khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đã bị hư hỏng, đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp của nước ngầm, như ở một số dự án:  QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận: (Km0-Km20), Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.
QL48
QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận
Trong quá trình thi công và nghiệm thu, TVGS và ban QLDA nhà thầu sử dụng máy san để thi công lớp cấp phối đá dăm lớp trên (lớp base). Việc tổ chức thi công lớp mặt bê tông nhựa chia làm nhiều phân đoạn với nhiều nhà thầu khác nhau, thiết bị thi công không đồng đều nên có nhiều mối nối giữa các đoạn dẫn đến khó kiểm soát độ bằng phẳng. Đặc biệt thiet bi dinh vi bề dày (sensor) khống chế cao độ (rải bê tông nhựa) chưa tốt, chưa được nhà thầu và TVGS chú trọng như ở dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đối với hiện tượng lún xảy ra đối với các đoạn nền đường thi công trên vùng đất yếu, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý đất yếu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để trừ áp dụng giải pháp làm cầu vượt. Trong đó giải pháp xử lý của tư vấn thiết kế còn tồn tại thể hiện tập trung tại các vị trí đường đầu cầu, khu vực xử lý nền đất yếu như: đường Láng - Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.
Về tồn tại trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ có vấn đề sau: giải pháp thiết kế lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp; giải pháp xử lý thoát nước chưa xác định đúng cao độ của tuyến đường, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường. Nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công như ở dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Qua đánh giá nguyên nhân, các hư hỏng khuyết tật tại các dự án kiểm tra có thể  rút ra bài học lớn sau: Trước hết, khi xảy ra các khuyết tật, hư hỏng, chủ đầu tư, ban QLDA đã chậm kiểm tra kiểm định xác định nguyên nhân.
Đồng thời, sự chậm trễ trong việc khắc phục của nhà thầu hoặc khắc phục chưa triệt để dẫn đến những hư hỏng phát triển thêm, gây bức xúc cho xã hội như ở Dự án Đường ô tô cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương từ tháng 10/2010, QL48-2 từ năm 2008.
Công tác giám sát của các chủ đầu tư (ban QLDA) thực hiện chưa tốt, hoàn toàn dựa vào TVGS, kể cả công tác nghiệm thu chất lượng sản phẩm. TVGS thực hiện không nghiêm túc chức trách của mình đã dẫn tới kết quả trên.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng, việc giám sát trong công tác quản lý chất lượng  của các cơ quan quản lý chủ đầu tư chưa chặt chẽ. Đã quá tin tưởng vào đội ngũ TVGS, tư vấn kiểm định. Trong khi đó từ công tác thí nghiệm của tư vấn, kết quả kiểm định không trung thực như ở dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương (kết quả thí nghiệm), QL48 (kết quả kiểm định...
Đồng thời công tác giám sát của chủ đầu tư, (ban QLDA), TVGS đã không làm tròn nhiệm vụ, đã để nhà thầu thi công không đúng chỉ dẫn kỹ thuật.
Thứ ba, công tác thiết kế cần khảo sát kỹ các số liệu địa chất thủy văn, kể cả lưu lượng xe, tải trọng lớn để đưa ra các giải pháp thiết kế hợp lý để xử lý đặc biệt khu vực nền đất yếu và kết cấu mặt đường, các giải pháp thiết kế đoạn tiếp giáp giữa đường và cầu, cũng như khu vực có nước ngầm.
Khi áp dụng công nghệ mới cần phải có thử nghiệm làm thử, chỉ khi làm chủ được công nghệ thiết kế có quy trình thi công, nghiệm thu mới đưa vào xây dựng công trình (trừ những dự án sử dụng vốn nước ngoài do TVTK nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ).
Thứ tư, cần phân rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân từ cơ quan quản lý chủ đầu tư, ban QLDA đến TVGS, nhà thầu thi công. Cần phải kiểm điểm sâu sắc trong việc quản lý dự án cũng như quản lý về chất lượng xây dựng công trình.
Đặc biệt là Ban QLDA là cơ quan thay mặt chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, ký hợp đồng, thực hiện công tác nghiệm thu sản phẩm cho đến bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét